Categories: Mâm cúng

Cúng xóm đầu năm | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

Published by


Không biết tự bao giờ, sau Tết Nguyên đán, từ thành thị đến nông thôn đều có tục cúng xóm cuối năm và đầu năm, dần dần trở thành nét đẹp văn hóa tinh thần của người Việt. 

Cúng xóm thường được tổ chức ở các miếu thờ hoặc ngã ba, ngã tư trong khu dân cư. Ảnh: N.Q

Cúng xóm không chỉ mang ý nghĩa tâm linh cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mà còn là dịp để gắn kết tình làng nghĩa xóm, cùng chung ước nguyện một năm an vui, mạnh khỏe.

Cũng như nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh, vào những ngày này, người dân Núi Thành lại tất bật chuẩn bị cho việc cúng xóm ở các ngã ba, ngã tư đường trong khu dân cư hoặc miếu thờ.

Theo thông lệ, có khoảng 2 – 3 hộ gia đình trong làng đảm nhận việc đứng ra đi chợ mua lễ vật chuẩn bị cho lễ cúng xóm và thay phiên nhau hàng năm. Trước đó 1 – 2 ngày, họ phân công nhiệm vụ đi quanh làng vận động các hộ gia đình ủng hộ tiền để thuê bàn ghế, chén bát, dựng rạp, mua hoa quả, thực phẩm nấu cúng.

Đến ngày cúng, không chỉ các hộ gia đình trên đảm nhiệm việc lo lễ nghĩa, mà dân làng tập trung về điểm cúng tế rất sớm để cùng nhau sửa soạn, dọn vệ sinh quanh miếu, các ngã đường sạch sẽ… Trong khi nam giới làm các việc nặng thì phụ nữ có nhiệm vụ đi chợ, nấu nướng.

Tùy theo điều kiện kinh tế, mâm cúng sẽ khác nhau, nhưng thường là 3 mâm lễ cúng thần, cúng Phật và cúng chúng sinh. Các lễ vật gồm thịt gà và heo luộc hoặc heo quay, rượu, trà, trầu, cau, bánh mứt, hoa tươi, trái cây…

Cách đặt bàn cúng cũng được bài trí theo đúng nguyên tắc từ xưa đến nay nhưng quan trọng nhất là có một bản sớ để trình bày những kết quả đã đạt được trong năm qua và mong cầu điều may mắn, thịnh vượng trong năm tới.

Thông thường lễ cúng sẽ diễn ra từ 30 – 45 phút, sau khi 3 vị cao niên đã làm xong phần lễ, lần lượt từng người dân trong xóm sẽ dâng nén nhang, bày tỏ lòng thành kính, cảm tạ trời đất, thánh thần và cùng nhau ngồi vào bàn tiệc để chung vui.

Cúng xóm không phải là một hình thức mê tín dị đoan mà mang ý nghĩa gắn kết cộng đồng sâu sắc, ngoài ý nghĩa tâm linh, tục cúng xóm còn là sợi dây thắt chặt tình đoàn kết giữa các gia đình sinh sống trong xóm. Đây là dịp để mọi người trong xóm hay khu phố gặp gỡ, cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất khi khởi đầu một năm mới.

This post was last modified on Tháng Một 14, 2024 3:09 chiều

Trần Hoàng Oanh

Hoàng Oanh, một tên tuổi nổi bật trong lĩnh vực nghiên cứu và chia sẻ về đồ cúng và các tục lệ cúng tại Việt Nam, đã tạo nên một trang web độc đáo và phong cách riêng biệt để chia sẻ kiến thức sâu sắc về các traditio trong văn hóa dân dụ Việt Nam. Trang web của Hoàng Oanh không chỉ là nơi cung cấp thông tin mà còn là không gian tương tác, thảo luận, và hỗ trợ cho những người quan tâm đến lĩnh vực này.

Published by

Bài đăng mới nhất

Gợi ý mâm cúng đầy tháng bé gái chi tiết cho cả 3 miền

Lễ cúng đầy tháng bé gái là dịp để cả gia đình tạ ơn và…

1 ngày ago

Văn khấn lễ tất niên tại cơ quan, công ty, cửa hàng chuẩn nhất theo truyền thống Việt Nam

Cúng tất niên năm mới: Lựa chọn thời gian phù hợp Ngày Tất niên trong…

3 ngày ago

Thọ cúng – Tại sao hương gãy đầu lại ‘độc’?

Trong tập tục thờ cúng của người Việt Nam, việc thắp hương là điều không…

3 ngày ago

Đồng Quê Việt: Đi Lễ Nhà Thờ Họ – Nét Đẹp Truyền Thống Gắn Kết Dòng Họ

Đi lễ nhà thờ họ không chỉ là một nghi lễ truyền thống của người…

3 ngày ago

Có nên đặt tiền thật lên ban thờ không? Tiền thật giúp thu hút tài lộc, giàu sang phát đạt hay là đại kỵ?

Tuần rằm lễ lạt người Việt ngày càng chú trọng thờ cúng tổ tiên, thần…

3 ngày ago

10 Loại Hoa Đẹp Nhưng Không Nên Dùng để Thắp Hương

Trong tín ngưỡng phong thủy và thờ cúng, những loại hoa được chọn để thắp…

4 ngày ago