Categories: Tin tức

Bạn đã dùng đúng cách?

Published by

Văn hoá thờ cúng tổ tiên là truyền thống tốt đẹp được người Việt truyền từ đời này qua đời khác. Trên bàn thờ gia tiên, chén nước, hoặc kỷ nước, thường đặt khu vực chính giữa và thẳng hàng với bát hương, là vật không thể thiếu.

Ý nghĩa của chén nước trên bàn thờ gia tiên

Trong quan niệm của người phương Đông nói chung và người Việt nói riêng, nước được coi là một yếu tố thiết yếu, biểu trưng cho sự thanh khiết và tinh tế.

Vì thế, đặt nước lên bàn thờ đồng nghĩa với việc nhắc nhở về việc giữ gìn tâm hồn sạch sẽ, trong sáng như chính dòng nước. Điều này ngụ ý răn dạy mọi người suy ngẫm và quản lý lối sống của mình, hướng đến sự thanh tịnh và thiện lương, hướng đến những điều tốt đẹp cho cuộc sống.

Bên cạnh đó, nước còn là biểu tượng của nguồn sống, của sự thanh lọc và tái sinh. Trong phong thủy, nước mang ý nghĩa của sự giàu có và may mắn, là tài nguyên quý báu giúp nuôi dưỡng mọi sự sống và phát triển.

Chưa hết, khi được đặt lên bàn thờ gia tiên, nước còn là biểu tượng cho thức ăn, thức uống hàng ngày, thể hiện sự kết nối giữa các thế hệ.

Nước dâng lên bàn thờ thường được đựng trong kỷ, có nhà thì đặt trong đĩa. Các ly nước khi được đặt ngay ngắn vào kỷ ngai hàm nghĩa tượng trưng cho sự vững chắc, bền lâu, cầu mong sự soi sáng, tổ tiên phù hộ độ trì cho toàn thành viên trong gia đình.

Chén nước là vật dụng không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên của người Việt nói chung. Ảnh: Internet

Nước trên bàn thờ nên dùng loại nào?

Hiện nay, việc dùng nước gì trên bàn thờ chưa được thống nhất. Một số gia đình sử dụng nước lã. Một số khác thì dùng nước đun sôi để nguội.

Theo quan niệm xa xưa, mọi người cho rằng các chén nước nên là nước lã với ý nghĩa để giữ nguyên vẹn sự thanh khiết vốn có ban đầu của nước. Sau này, xã hội phát triển với thêm nhiều quan niệm khác, nhiều gia đình cũng dùng nước sôi để nguội thay vì là nước lã.

Không nên dùng các loại nước có màu trên bàn thờ. Ảnh: Internet

Dù là loại nào, đó luôn phải là nước mới, chưa dùng bao giờ, sạch và trong, để thể hiện ý nghĩa nêu trên.

Cá biệt, trên ban thờ một số gia đình còn xuất hiện các loại nước có ga, có màu, với hàm ý nhiều màu sắc thì mang lại sự may mắn, đầy đủ. Tuy nhiên, nếu chiếu theo quan niệm truyền thống về chén nước dâng lên thần linh và gia tiên, thì điều này có lẽ là không nên.

*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Tổng hợp

This post was last modified on Tháng Ba 21, 2024 4:18 chiều

Trần Hoàng Oanh

Hoàng Oanh, một tên tuổi nổi bật trong lĩnh vực nghiên cứu và chia sẻ về đồ cúng và các tục lệ cúng tại Việt Nam, đã tạo nên một trang web độc đáo và phong cách riêng biệt để chia sẻ kiến thức sâu sắc về các traditio trong văn hóa dân dụ Việt Nam. Trang web của Hoàng Oanh không chỉ là nơi cung cấp thông tin mà còn là không gian tương tác, thảo luận, và hỗ trợ cho những người quan tâm đến lĩnh vực này.

Published by

Bài đăng mới nhất

Gợi ý mâm cúng đầy tháng bé gái chi tiết cho cả 3 miền

Lễ cúng đầy tháng bé gái là dịp để cả gia đình tạ ơn và…

8 giờ ago

Văn khấn lễ tất niên tại cơ quan, công ty, cửa hàng chuẩn nhất theo truyền thống Việt Nam

Cúng tất niên năm mới: Lựa chọn thời gian phù hợp Ngày Tất niên trong…

2 ngày ago

Thọ cúng – Tại sao hương gãy đầu lại ‘độc’?

Trong tập tục thờ cúng của người Việt Nam, việc thắp hương là điều không…

2 ngày ago

Đồng Quê Việt: Đi Lễ Nhà Thờ Họ – Nét Đẹp Truyền Thống Gắn Kết Dòng Họ

Đi lễ nhà thờ họ không chỉ là một nghi lễ truyền thống của người…

3 ngày ago

Có nên đặt tiền thật lên ban thờ không? Tiền thật giúp thu hút tài lộc, giàu sang phát đạt hay là đại kỵ?

Tuần rằm lễ lạt người Việt ngày càng chú trọng thờ cúng tổ tiên, thần…

3 ngày ago

10 Loại Hoa Đẹp Nhưng Không Nên Dùng để Thắp Hương

Trong tín ngưỡng phong thủy và thờ cúng, những loại hoa được chọn để thắp…

3 ngày ago