Categories: Tục lệ cúng

Cúng Việc lề dịp tết Thanh minh của các dòng họ ở Long An, mâm cúng có cá lóc nướng, đầu heo

Published by

Năm nào cũng vậy, cứ đến dịp Tết Thanh minh, đông đảo con cháu trong dòng họ Phạm – Rạch Rít nói riêng, họ Phạm ở tỉnh Long An nói chung lại cùng nhau tụ họp về nhà thờ họ Phạm tại xã Tân Bửu, huyện Bến Lức dự lễ cúng Việc lề. 

Truyền thống đó được gìn giữ từ đời này qua đời khác như sợi dây kết nối quá khứ và hiện tại, cũng là dịp để những người trong gia tộc, dòng họ gắn bó với nhau.

Theo ông Phạm Hồng Lĩnh (thành viên Ban Quản lý Nhà thờ họ Phạm) cho biết, lễ vật cúng Việc lề của dòng họ là 4 mâm cơm cúng đất đai, chiến sĩ, cửu huyền thất tổ. Trong đó, có 3 món truyền thống không thể thiếu là cá lóc nướng, cá lóc nấu cháo và cốm nổ. 

Ông Lĩnh nói: “Cá lóc nướng hay nấu cháo đều không đánh vảy, không cắt đuôi, không cắt vây. Sau khi cúng xong, các lễ vật trên mâm cúng được đặt lên chiếc thuyền nhỏ, nhân lúc nước lớn thì thả xuống sông như một cách tưởng nhớ tới tiền nhân đã vượt biển vào tới vùng đất này sinh sống và lập nghiệp”.

Theo truyền thống, họ Phạm cúng Việc lề vào dịp Tết Thanh minh vì đó là ngày con cháu hướng về cội nguồn, tổ tiên, thể hiện lòng thành kính với ông bà. 

Đúng vào giờ tốt, ban quản lý, cũng là những người có vai thứ lớn và uy tín trong dòng họ, áo dài khăn đóng chỉnh tề, đọc văn tế, bắt đầu nghi thức cúng trong nhà thờ họ. 

Sau đó, con cháu trong dòng họ lần lượt thắp hương trong nhà thờ và các mâm cúng. Lễ cúng kết thúc bằng nghi thức thả thuyền xuống sông để tưởng nhớ tiền nhân. Sau nghi thức thả thuyền, con cháu cùng nhau dùng bữa cơm thân mật.

Những người có uy tín trong dòng họ khăn đóng áo dài chỉnh tề đọc văn tế và thực hiện nghi thức cúng trong Nhà thờ họ Phạm (tỉnh Long An) tại lễ cúng Việc lề.

Ông Phạm Hồng Lĩnh cho biết, tục cúng Việc lề của dòng họ Phạm ngoài ý nghĩa ghi nhớ công ơn tổ tiên thời gian khó còn là dịp để con cháu trong dòng họ gặp gỡ, kết nối và giúp đỡ lẫn nhau. 

Ông Lĩnh nói: “Dòng họ Phạm – Rạch Rít đến nay đã trải qua 9 đời, nhờ có tục cúng Việc lề được duy trì mà bà con gắn bó với nhau hơn, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, đặc biệt là việc khuyến học, khuyến tài luôn được chú trọng. Từ ngày nhà thờ họ Phạm được xây dựng hoàn tất, lễ cúng Việc lề tổ chức tại đây thì những người họ Phạm từ khắp nơi, thậm chí là từ tỉnh khác cũng quy tụ về nhân lễ cúng Việc lề”.

Sau nghi thức tục lệ Cúng Việc lề trong nhà thờ họ Phạm, con cháu trong dòng họ thắp nhang tại các mâm cúng.

Theo bài viết Tín ngưỡng cúng Việc lề – một tâm thức về cội nguồn của cư dân Việt khẩn hoang tại Nam bộ của tác giả Phan Thị Yến Tuyết thì cúng Việc lề là “nghi thức cúng truyền thống theo việc đã thành lề thói, thành lệ, được hình thành trong quá trình khai phá, khẩn hoang vùng đất Nam bộ của người Việt. Tín ngưỡng này không có ở miền Bắc và không rõ ràng ở miền Trung”. 

Nhiều nhà văn hóa cho rằng, cúng Việc lề có nguồn gốc từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, được hình thành trong quá trình khẩn hoang gian khổ, khắc nghiệt ở Nam bộ vào những ngày đầu. 

Có lẽ, đó cũng là lý do nhiều vật phẩm cúng mang đậm chất lưu dân: Cá không đánh vảy, không cắt đuôi và vây, cốm nổ (lúa hoặc nếp nguyên vỏ đốt cho nổ bung ra thành cốm), rau rừng,… và mâm cúng thường được bày dưới đất với hàm ý mô phỏng lại cuộc sống khó khăn của cha ông những ngày đầu đặt chân tới miền Nam.

Tại tỉnh Long An có trên 400 nơi duy trì tục cúng Việc lề với nhiều dòng họ: Họ Hồ, họ Nguyễn ở xã Long Sơn, huyện Cần Đước; họ Phạm ở xã Tân Bửu, huyện Bến Lức; họ Lê ở xã Thuận Thành, huyện Cần Giuộc; họ Nguyễn ở xã Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Hưng;… Mỗi dòng họ có ngày cúng Việc lề riêng với một số vật phẩm cúng mang tính đặc trưng, để nhận ra dòng họ.

Bằng cách trao truyền và tiếp nối, lễ cúng Việc lề được các dòng họ gìn giữ cho đến ngày nay. Đó là nét truyền thống văn hóa tốt đẹp nhằm thể hiện lòng biết ơn đối với tiền nhân đi mở cõi, giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc và góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của người dân.

Thực hiện đề án hỗ trợ thông tin, tuyên truyền về Dân tộc – tôn giáo

This post was last modified on Tháng Một 29, 2024 6:01 sáng

Trần Hoàng Oanh

Hoàng Oanh, một tên tuổi nổi bật trong lĩnh vực nghiên cứu và chia sẻ về đồ cúng và các tục lệ cúng tại Việt Nam, đã tạo nên một trang web độc đáo và phong cách riêng biệt để chia sẻ kiến thức sâu sắc về các traditio trong văn hóa dân dụ Việt Nam. Trang web của Hoàng Oanh không chỉ là nơi cung cấp thông tin mà còn là không gian tương tác, thảo luận, và hỗ trợ cho những người quan tâm đến lĩnh vực này.

Published by

Bài đăng mới nhất

Gợi ý mâm cúng đầy tháng bé gái chi tiết cho cả 3 miền

Lễ cúng đầy tháng bé gái là dịp để cả gia đình tạ ơn và…

21 giờ ago

Văn khấn lễ tất niên tại cơ quan, công ty, cửa hàng chuẩn nhất theo truyền thống Việt Nam

Cúng tất niên năm mới: Lựa chọn thời gian phù hợp Ngày Tất niên trong…

3 ngày ago

Thọ cúng – Tại sao hương gãy đầu lại ‘độc’?

Trong tập tục thờ cúng của người Việt Nam, việc thắp hương là điều không…

3 ngày ago

Đồng Quê Việt: Đi Lễ Nhà Thờ Họ – Nét Đẹp Truyền Thống Gắn Kết Dòng Họ

Đi lễ nhà thờ họ không chỉ là một nghi lễ truyền thống của người…

3 ngày ago

Có nên đặt tiền thật lên ban thờ không? Tiền thật giúp thu hút tài lộc, giàu sang phát đạt hay là đại kỵ?

Tuần rằm lễ lạt người Việt ngày càng chú trọng thờ cúng tổ tiên, thần…

3 ngày ago

10 Loại Hoa Đẹp Nhưng Không Nên Dùng để Thắp Hương

Trong tín ngưỡng phong thủy và thờ cúng, những loại hoa được chọn để thắp…

3 ngày ago