Categories: Tục lệ cúng

Lễ mừng tết cơm mới của đồng bào dân tộc Mông ở Si Ma Cai

Published by

    Lễ mừng cơm mới của đồng bào dân tộc Mông Si Ma Cai, là một trong những nghi lễ quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Mông, và đã được đồng bào Mông trân trọng, gìn giữ từ đời này sang đời khác. Lễ mừng cơm mới của dân tộc Mông Si Ma Cai ngoài ý nghĩa tín ngưỡng, còn là dịp để các dòng họ tưởng nhớ những người đã khuất. Đây cũng là dịp để anh em họ hàng hội tụ, biểu thị sự đoàn kết và sức mạnh cộng đồng.

 

    Từ xa xưa, khi hình thức canh tác lúa nước của người Mông còn thô sơ, chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên, người Mông đều cho rằng, mùa màng được bội thu là do các vị thần che chở, ban cho. Chính vì vậy, hàng năm sau mỗi mùa thu hoạch lúa, người Mông lại tổ chức lễ tết mừng cơm mới, để tạ ơn các vị thần đã ban cho mùa màng bội thu, để chào đón năm mới an lành. 

 Lễ mừng tết cơm mới của đồng bào dân tộc Mông ở Si Ma Cai

    Tết Cơm mới dần trở thành một ngày tết quan trọng của cộng đồng người Mông. Sau khi tất cả các gia đình đã thu hoạch mùa màng xong, người già làng uy tín cùng với thầy cúng sẽ chọn ngày lành, tổ chức Tết Cơm mới để cúng tạ ơn tổ tiên, trời đất đã ban cho dân bản một năm tới được mùa. Khi đó, mỗi chủ nhà người Mông thu lấy gùi lúa non đầu tiên, để riêng làm xôi cốm, món đồ cúng quan trọng nhất trong ngày Tết Cơm mới.
      Ông Lý A De, Trưởng dòng họ Lý, thôn Ngải Phóng Chồ, Sín Chéng,  cho biết: Lễ mừng cơm mới của đồng bào dân tộc mông chúng tôi, được tổ chức đầu vụ thu hoạch thường diễn ra vào thời điểm cuối tháng 9 cho đến tháng 12 âm lịch hàng năm mà không có ngày cố định. Thường thì chúng tôi sẽ tổ chức lễ mừng cơm mới ở nhà trưởng dòng họ, và mời con cháu về dự vừa để gắn tình đoàn kết, vừa cho con cháu học hỏi các nghi lễ cúng, và để tiếp tục duy trì và làm theo phong tục tập quán của người Mông chúng tôi.  
    Lễ vật để cúng cơm mới, thường là những đồ ăn, thức uống quen thuộc trong đời sống hàng ngày của đồng bào dân tộc Mông nơi đây, được bà con chuẩn bị từ nhiều ngày trước đó. Mâm lễ cúng, thì chủ yếu là các sản vật do chính bàn tay lao động của con cháu trong gia đình làm ra, gồm  như,  lợn, gà, xôi, rượu mới, các món chế biến từ cá và các loại côn trùng, măng, rau rừng cùng với đó, người Mông dùng thịt những con thú, côn trùng chuyên phá hoại mùa màng để chế biến thành đồ lễ, nhằm răn đe những loại thú, côn trùng chuyên phá hoại mùa màng. Trong lễ mừng Cơm mới, không thể thiếu các loại bánh truyền thống như bánh nếp, bánh chưng gù để làm đồ cúng, đồng thời cũng là để tiếp khách và làm quà khi tiễn khách ra về sau buổi lễ. Lễ mừng tết cơm mới được người Mông làm trong nhà, ngay tại gian thờ linh thiêng, được coi là nơi trú ngụ của linh hồn tổ tiên, những người đã khuất. Gia chủ bê mâm lễ đặt lên gian thờ và khấn vái tổ tiên.
    Trao đổi với chúng tôi ông Ly A Là, Thầy cúng thôn Ngải Phóng Chồ, Sín Chéng cho biết thêm: Từ xa xưa phong tục mừng cơm mới của dân tộc mông là khi thu hoạch xong dù là ngô hay lúa đều có nghi lễ mừng, để gọi ông bà tổ tiên về ăn trong nghi lễ việc đầu tiên là gọi các cụ về ăn xong sau đó mới dọn mâm cho gia đình, họ hàng, con cháu và hàng xóm ăn, phong tục này đã được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đặc biệt là con cháu phải học hỏi và duy trì phong tục tập quán không để bị mai một. 

 Lễ mừng tết cơm mới của đồng bào dân tộc Mông ở Si Ma Cai

      Lễ cúng xong, gia chủ mời anh em họ hàng, dân bản chung vui bữa cơm thân mật. Sau khi ăn uống xong gia chủ sẽ đan tấm phên hình mắt cáo theo tiếng Mông gọi là “Ta le”  dùng lá xanh cài vào cắm trước cửa nhà hay đầu ngõ vào. Đó là báo hiệu kiêng kỵ trong 3 ngày, không mua bán, vay mượn hay cho ai bất cứ vật gì vào trong nhà trong những ngày này. 
    Ông Thào A Tráng, Phó Chủ tịch UBND Xã Sín Chéng, cho biết: Cấp ủy chính quyền địa phương thấy rằng, phong tục lễ mừng cơm mới của dân tộc mông được gọi là kiêng nhà là một trong những phong tục được truyền từ đời này, sang đới khác, với mong muốn gia đình an lành sung túc, cầu một năm mới may mắn sẽ đến với gia đình. Đây cũng là một trong những truyền thống tốt đẹp của người Mông, chính vì vậy trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền địa phương xã sẽ tiếp tục tuyên truyền, để bà con nhân dân hiểu và tiếp tục gìn giữ, phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc mình. 
    Sau phần nghi lễ, là phần hội. Phần hội dược diễn ra với những nghi thức độc đáo, chị em phụ nữ trong dòng họ, sẽ diện lên mình những bộ váy áo mới nhất, đẹp nhất và không quên cài lên trên khăn những đóa hoa rừng rực rỡ để có diện mạo chỉn chu nhất trong ngày hội vui của thôn. Cánh đàn ông cũng diện trang phục truyền thống chỉnh tề. Họ mau chóng tìm lễ vật của mình. Các quang gánh đã được đổ đầy thóc và được chị em phụ nữ cắm đầy hoa lá, cỏ cây, đặc biệt là những cành lau. Theo quan niệm của người Mông, thóc gạo là vật lớn lên cùng hồn lúa, nên muốn gọi hồn lúa về để làm lễ cơm mới, họ phải mang theo thóc mới, để mời hồn về. Thóc trên quang gánh và “lu cở” có nghĩa là cái địu trên lưng, phải được trang trí thật đẹp mắt thì hồn lúa mới nhận ra tấm lòng của nhân dân trong thôn và đi theo. Những lu cở của nam giới cũng không ngoại lệ. 
    Nghi lễ gọi hồn lúa là nghi thức bắt buộc trong tết mừng cơm mới. Người Mông quan niệm tất cả mọi vật xung quanh con người cũng đều có linh hồn, song một điều thú vị là đối với họ, tất cả các thần, các linh hồn đều có diện mạo đẹp đẽ, oai nghiêm thì chỉ có hồn lúa lại mang vẻ ngoài xấu xí, không được bắt mắt. Việc mời hồn lúa về lại hết sức quan trọng với người Mông. Đối với họ, lúa cũng giống như bao vật khác, không thể tốt tươi, khỏe mạnh nếu thiếu linh hồn. Thóc lúa mới khi được thu hoạch về rồi thì phải đến tận nơi, có rượu có gà để rước hồn lúa.
Tết mừng cơm cũng còn là dịp để đồng bào Mông tổ chức các hoạt động văn hóa cộng đồng. Các thiếu nữ trong trang phục truyền thống trang trí hoa văn sặc sỡ ngày hội. Cùng lứa nam thanh nữ tú được thể hiện những làn điệu dân ca, dân vũ cổ truyền của đồng bào Mông tinh tế, sôi động làm nao nức lòng người già đắm say không khí một năm mới đến với người Mông./.

 

This post was last modified on Tháng Ba 7, 2024 10:56 chiều

Trần Hoàng Oanh

Hoàng Oanh, một tên tuổi nổi bật trong lĩnh vực nghiên cứu và chia sẻ về đồ cúng và các tục lệ cúng tại Việt Nam, đã tạo nên một trang web độc đáo và phong cách riêng biệt để chia sẻ kiến thức sâu sắc về các traditio trong văn hóa dân dụ Việt Nam. Trang web của Hoàng Oanh không chỉ là nơi cung cấp thông tin mà còn là không gian tương tác, thảo luận, và hỗ trợ cho những người quan tâm đến lĩnh vực này.

Published by

Bài đăng mới nhất

10 Loại Hoa Đẹp Nhưng Không Nên Dùng để Thắp Hương

Trong tín ngưỡng phong thủy và thờ cúng, những loại hoa được chọn để thắp…

5 giờ ago

Cúng nước trên bàn thờ nên để loại nước nào mới may mắn?

Khi dâng lễ cúng với bàn thờ tổ tiên và Thần linh, nước được sử…

6 giờ ago

Nghi thức cúng tổ tiên trong dịp Tết nguyên đán của người Hàn Quốc

Đối với người dân Hàn Quốc, Tết nguyên đán (Seollal) không chỉ đơn thuần là…

7 giờ ago

Tưởng đơn giản nhưng nhiều nhà làm sai mất hết phúc lộc

Đặt lọ hoa trên bàn thờ như thế nào cho đúng? Trong phong thủy thờ…

15 giờ ago

Tết Hàn thực: Sự hồi tưởng từ mâm cúng bánh trôi, bánh chay

Tết Hàn thực, hay còn được gọi là Tết bánh trôi, bánh chay, là dịp…

1 ngày ago