Categories: Mâm cúng

Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng 2024 đầy đủ gồm những gì?

Published by
Mâm cỗ chay cúng rằm tháng Giêng. Ảnh: internet

Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng đầy đủ gồm những gì?

Vào ngày Rằm tháng Giêng, các gia đình thường sắm hai lễ: cúng Phật và cúng gia tiên.

Mâm lễ cúng Phật là mâm lễ chay tinh khiết gồm hương, hoa, quả tươi, đèn (nến), xôi, oản… Nếu gia chủ là Phật tử thì có thể ngồi trước bàn thờ Phật tụng một thời kinh Phổ Môn, hoặc kinh Dược Sư để cầu bình an cho gia đạo. Nếu không tụng kinh được thì có thể dâng hương và tụng đọc bài lễ bái Tam Bảo.

Mâm lễ cúng gia tiên là mâm lễ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn tinh khiết của ngày Tết. Đặc biệt trong mâm lễ phải có bánh trôi (chè trôi nước). Ý nghĩa của việc ăn bánh trôi ngày Tết Nguyên Tiêu là mong muốn mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy.

Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim.

Lưu ý, cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Nên có món chè trôi nước với ước nguyện toàn gia cả năm bình an, hạnh phúc tròn đầy.

Mâm lễ mặn thông thường có 4 bát, 6 đĩa, tổng cộng thành tròn 10 món, gồm: 1 con gà luộc; 5 lạng thịt vai luộc; 1 bát canh (canh bóng, canh măng, canh mọc,…); 1 đĩa xào thập cẩm; 1 đĩa nem; 1 đĩa giò; 1 đĩa xôi gấc; 1 đĩa hoa quả và các vật phẩm khác như: hoa tươi, vàng mã, hương thơm, đèn nến, trầu cau, rượu, nước trắng.

Theo quan niệm dân gian, các đồ dùng để đựng các lễ cúng như bát, đĩa, đũa, thìa,… cần phải sử dụng những đồ mới, hoặc đồ riêng biệt. Không nên dùng chung đồ cúng với các việc khác trong gia đình. Bởi đồ thờ cúng cần phải sạch sẽ, không uế tạp.

Gia chủ có thể ngồi trước bàn thờ Phật tụng kinh Dược Sư để cầu bình an cho gia đạo cả năm. Nếu không tụng kinh được thì có thể dâng hương và tụng đọc bài khấn trong sách hướng dẫn khấn vái (có bán ở các cửa hàng bán đồ lễ).

Nên cúng Rằm tháng Giêng vào ngày nào?

Theo quan niệm dân gian, cúng Rằm tháng Giêng vào ngày chính Rằm là linh thiêng nhất. Bởi đó là thời điểm trăng tròn và sáng nhất đầu năm, Đức Phật giáng lâm ban phước lành, phúc khí vượng, chúng sinh vì thế mà an vui hưởng lạc. Tiến hành cúng dường Phật thành tâm ắt được Ngày độ trì cho an nhiên, thịnh vượng.

Ngoài ngày chính Rằm, một số nơi có thể tiến hành cúng khấn vào ngày 14 âm lịch. Tuy nhiên, năm nay ngày 14 âm rơi vào ngày Sát chủ, khá xấu. Theo quan niệm dân gian, ngày này thuộc Bách kỵ, trăm sự đều kỵ, không nên làm các việc trọng đại, bất kể đối với tuổi nào.

Trong ngày chính Rằm tháng Giêng năm 2024 có 3 khung giờ đại cát để tiến hành cúng khấn, dễ được Thần Phật độ trì, gia tiên phù hộ, gồm:

– Giờ Mão (5h – 7h) – Giờ Ngọc Đường: giờ này thuộc sao Thiếu Vi và sao Thiên Khái chiếu sáng. Rất tốt cho khởi sự mới, tiến hành các nghi lễ cầu cúng linh thiêng, sau này làm việc gì cũng được quý nhân tương trợ, nâng đỡ, thành công đến bất ngờ ngoài mong đợi.

– Giờ Ngọ (11h – 13h) – Giờ Tư Mệnh: giờ này thuộc sao Nguyệt Tiên và sao Phượng Liễn chiếu. Tiến hành cúng Rằm tháng Giêng vào khung giờ này được cho là Đại cát, bởi là thời điểm Phật giáng thế, nghiệm chứng lòng thành cho gia chủ, giúp công việc làm ăn phát triển như diều gặp gió, dù khó khăn đến mấy vẫn vượt qua. Tiền của vật chất đong đầy, cuộc sống sung túc, bình an và hạnh phúc viên mãn.

– Giờ Thân (15h – 17h) – Giờ Thanh Long: giờ này thuộc khung giờ của sao Thiên Ất chiếu, rất tốt cho khởi sự. Tiến hành cúng Rằm tháng Giêng vào giờ này thì mưu sự thuận lợi, nhất là việc kết hôn, thành gia lập thất lại càng viên mãn.

Cúng Rằm tháng Giêng 2024 vào ngày giờ nào đẹp nhất?

Người Việt Nam có câu “Lễ Phật cả năm không bằng cúng Rằm tháng Giêng”. Chính vì vậy mà vào ngày lễ này, các gia …

Những lưu ý đặc biệt trong nghi lễ cúng rằm tháng Giêng

Người Việt Nam có câu “Lễ Phật cả năm không bằng cúng Rằm tháng Giêng” hoặc “Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”. Điều …

This post was last modified on Tháng Hai 22, 2024 4:36 chiều

Trần Hoàng Oanh

Hoàng Oanh, một tên tuổi nổi bật trong lĩnh vực nghiên cứu và chia sẻ về đồ cúng và các tục lệ cúng tại Việt Nam, đã tạo nên một trang web độc đáo và phong cách riêng biệt để chia sẻ kiến thức sâu sắc về các traditio trong văn hóa dân dụ Việt Nam. Trang web của Hoàng Oanh không chỉ là nơi cung cấp thông tin mà còn là không gian tương tác, thảo luận, và hỗ trợ cho những người quan tâm đến lĩnh vực này.

Published by

Bài đăng mới nhất

Nên hay không nên trưng hoa ly trên bàn thờ trong dịp Tết Nguyên đán? 10 người thì 9 người trả lời sai

Vào những ngày Tết, hầu hết gia đình đều trưng vài chậu hoa, bình hoa…

19 giờ ago

Mâm cúng Tết Hàn thực 2024: Cách thức và ý nghĩa

Thắp hương vào ngày mùng 3/3 Âm lịch - Tết Hàn thực là cách để…

2 ngày ago

Tìm hiểu về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Cuốn sách "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương" là một tác phẩm vô cùng quan…

2 ngày ago

Mâm Cúng Giao Thừa 2024: Ngày Rằm Đầu Năm Đón May Mắn

Đêm Giao Thừa là thời khắc đánh dấu sự kết thúc của một năm và…

2 ngày ago

Mâm cỗ hóa vàng tết Giáp Thìn 2024 chi tiết nhất

Nhiều gia đình cúng hóa vàng vào mùng 3 Tết. Tuy nhiên, theo nghệ nhân…

3 ngày ago

Gợi ý 10 mâm cúng tết Hàn thực đẹp như tranh và một thứ nhất định không thể thiếu khi dâng lễ

Tết Hàn thực là gì? Tết Hàn thực, còn được gọi là tết bánh trôi…

3 ngày ago