Categories: Mâm cúng

Mâm cúng rằm tháng 7 đầy đủ và đúng nghi thức

Published by

1. Mâm lễ cúng Phật rằm tháng 7

Rằm tháng 7 cũng là ngày lễ Vu Lan báo hiếu, để con cháu tưởng nhớ tới các cụ, ông bà, cha mẹ. Vì vậy, những gia đình theo đạo Phật càng không thể bỏ qua nghi lễ cúng Phật.

Mâm cúng rằm tháng 7 dành cho các vị chư Phật gồm những món chay, đảm bảo thanh tịnh và nhằm thể hiện sự kính trọng, tuân theo luật nhân quả, tránh sát sinh. Những lễ vật thường xuất hiện trên mâm cúng Phật có thể kể đến như:

Hoa tươi có hương thơm: hoa sen, hoa mẫu đơn, hoa huệ, hoa ngâu, không dùng hoa dại, hoa tạp.

Nhang, đèn

Nước trà

Quả chín có hương vị

Xôi, chè, cơm chay, nấm kho, rau xào, canh củ, quả chay…

2. Mâm lễ cúng thần linh, gia tiên

Ảnh: Nguyễn Nguyệt Hà 

Cỗ cúng thần linh, gia tiên dịp rằm tháng 7 có thể gồm cơm chay hoặc mặn. Mâm cúng cần chuẩn bị tươm tất nhằm thể hiện sự kính trọng đối với thần linh và tổ tiên đã khuất. Đồ lễ cho mâm cúng này thường có:

Trà, rượu, trái cây, hoa tươi

Gà luộc

Xôi đậu xanh

Bánh chưng

Canh miến mọc

Nem, chả

Thịt xào

Vàng mã, đồ giấy

3. Mâm cúng cúng chúng sinh ngoài trời

Dịp rằm tháng 7 không thể thiếu mâm cỗ cúng chúng sinh hay còn gọi là cúng cô hồn, cúng thí thực. Mâm cỗ này dành cho những vong linh vất vưởng không nơi hương khói với những đồ lễ như:

Cháo trắng nấu loãng

Nước

Bánh, kẹo, bỏng ngô, đường thẻ

Nhang, nến

Trái cây

Tiền lẻ

Gạo, muối

Khoai, bắp luộc

Chuyên gia phong thủy Linh Quang cho biết, theo văn hóa của người Việt từ xưa tới nay, cúng chúng sinh hay còn gọi cúng cô hồn được xem là một nghi lễ truyền thống, được truyền từ đời này sang đời khác. Trong lễ cúng có đồ cúng, bài cúng cô hồn và cả phần lễ hóa vàng để cúng cho những hồn ma quỷ, xua đuổi vận hạn và cầu được bình an.

Đồ cúng cô hồn thì nên mang cho những người lang thang cơ nhỡ, không mang các đồ đã cúng vào nhà để sử dụng. Những thứ khó dùng như muối gạo bỏng có thể rắc ra ngoài đường hoặc hoá kèm với vàng mã cho các cô hồn thụ hưởng.

Khi cúng cô hồn, theo thói quen, nhiều người thường cầu xin nhiều việc như khi đi lễ tại đền, chùa… Tuy nhiên việc này không nên thực hiện khi cúng cô hồn. Vì cúng cô hồn ngoài đường là việc làm phước của các gia đình dành cho các vong linh, cầu siêu để các vong linh sớm giác ngộ và đầu thai chuyển kiếp.

Chuyên gia phong thủy Linh Quang nhận định, về cơ bản, cúng cô hồn là việc làm thành tâm nhưng nếu bạn không hiểu rõ thì không nên cúng ngoài trời. Bạn chỉ cần cúng thần linh và gia tiên của mình ở trong nhà là được.

This post was last modified on Tháng Một 4, 2024 7:01 chiều

Trần Hoàng Oanh

Hoàng Oanh, một tên tuổi nổi bật trong lĩnh vực nghiên cứu và chia sẻ về đồ cúng và các tục lệ cúng tại Việt Nam, đã tạo nên một trang web độc đáo và phong cách riêng biệt để chia sẻ kiến thức sâu sắc về các traditio trong văn hóa dân dụ Việt Nam. Trang web của Hoàng Oanh không chỉ là nơi cung cấp thông tin mà còn là không gian tương tác, thảo luận, và hỗ trợ cho những người quan tâm đến lĩnh vực này.

Published by

Bài đăng mới nhất

Văn khấn lễ tất niên tại cơ quan, công ty, cửa hàng chuẩn nhất theo truyền thống Việt Nam

Cúng tất niên năm mới: Lựa chọn thời gian phù hợp Ngày Tất niên trong…

1 ngày ago

Thọ cúng – Tại sao hương gãy đầu lại ‘độc’?

Trong tập tục thờ cúng của người Việt Nam, việc thắp hương là điều không…

1 ngày ago

Đồng Quê Việt: Đi Lễ Nhà Thờ Họ – Nét Đẹp Truyền Thống Gắn Kết Dòng Họ

Đi lễ nhà thờ họ không chỉ là một nghi lễ truyền thống của người…

2 ngày ago

Có nên đặt tiền thật lên ban thờ không? Tiền thật giúp thu hút tài lộc, giàu sang phát đạt hay là đại kỵ?

Tuần rằm lễ lạt người Việt ngày càng chú trọng thờ cúng tổ tiên, thần…

2 ngày ago

10 Loại Hoa Đẹp Nhưng Không Nên Dùng để Thắp Hương

Trong tín ngưỡng phong thủy và thờ cúng, những loại hoa được chọn để thắp…

2 ngày ago

Cúng nước trên bàn thờ nên để loại nước nào mới may mắn?

Khi dâng lễ cúng với bàn thờ tổ tiên và Thần linh, nước được sử…

2 ngày ago