Categories: Mâm cúng

Mâm cúng Rằm tháng Giêng tết Nguyên tiêu chi tiết 2024

Published by

Rằm tháng Giêng là ngày trăng tròn đầu tiên trong năm mới, nhằm ngày 15/1 âm lịch hàng năm. Vì thế, ngày Rằm này còn được gọi là tết Nguyên tiêu. Năm 2024, Rằm tháng Giêng rơi vào thứ 7, ngày 24/2 dương lịch.

Dân gian có câu “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của lễ này. Người Việt thường quan niệm Rằm tháng Giêng là ăn Tết lại một lần nữa nên thường chuẩn bị cỗ cúng rất to.

Theo truyền thống, mâm cúng Rằm tháng Giêng 2024 bao gồm: mâm cỗ chay cúng trời Phật và mâm cỗ mặn cúng gia tiên.

Mâm cỗ chay cúng Rằm tháng Giêng. Ảnh minh họa: Đan Vy

Mâm cỗ chay cúng trời Phật gồm: Hoa quả, chè xôi, các món đậu, bánh trôi nước… Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của bánh trôi nước. Ý nghĩa của việc ăn bánh trôi ngày tết Nguyên tiêu là mong muốn mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy.

Mâm lễ mặn cúng Rằm tháng Giêng không thể thiếu thịt gà, xôi gấc, bánh chưng. Trong đó, gà là vật cúng tế linh thiêng nhất, còn xôi gấc có màu đỏ mang ý nghĩa may mắn. Gia chủ có thể chuẩn bị thêm canh măng, bóng bì, canh miếng, canh mọc, giò chả, nem…

Tùy theo vùng miền, lễ vật và các món ăn trên mâm cúng Rằm tháng Giêng có khác biệt. Nếu như miền Bắc có chân giò hầm măng khô, canh bóng thả, nem rán thì miền Trung thường cúng thịt lợn, giá chua, giò chả. Người miền Nam lại cúng Rằm tháng Giêng với canh khổ qua, thịt kho tàu, chả giò, gỏi tôm thịt…

Ngoài thức ăn, mâm cúng Rằm tháng Giêng không thể thiếu các đồ lễ như: Hương, hoa tươi, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu… 

Mâm cỗ mặn cúng Rằm tháng Giêng. Ảnh minh họa: Loan Trần

Tuy nhiên, nghệ nhân ẩm thực dân gian Phạm Thị Ánh Tuyết (Hà Nội) lưu ý, việc bày biện mâm cúng ngày Rằm tháng Giêng căn cứ vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình và phong tục tập quán vùng miền. Mâm lễ to hay nhỏ không quan trọng bằng sự thành tâm.

“Nhiều gia đình quan niệm mâm cúng Rằm tháng Giêng phải to, nhiều món ăn. Quan niệm này không phù hợp với hoàn cảnh của các gia đình trẻ, ít người. 

Vì vậy, Rằm tháng Giêng không nhất thiết phải bày biện mâm cao cỗ đầy. Gia chủ nên tùy tiền biện lễ sao cho phù hợp, tránh lãng phí”, nghệ nhân Ánh Tuyết đưa ra lời khuyên.

(Tổng hợp)

Bài cúng Rằm tháng Giêng 2024 chuẩn văn khấn cổ truyền Việt Nam

Rằm tháng Giêng là ngày lễ quan trọng trong năm theo phong tục của người Việt. Đây là ngày Rằm đầu tiên của năm mới nên mỗi gia đình thường chuẩn bị mâm lễ cúng dâng lên tổ tiên, ông bà, cầu cho năm mới thuận lợi, bình an.

Ngày, giờ đẹp cúng Rằm tháng Giêng 2024

Cúng Rằm tháng Giêng 2024 là nghi lễ quan trọng của người Việt. Theo quan niệm dân gian, đây là ngày thích hợp để cầu mong may mắn, bình an.

This post was last modified on Tháng Hai 23, 2024 4:18 chiều

Trần Hoàng Oanh

Hoàng Oanh, một tên tuổi nổi bật trong lĩnh vực nghiên cứu và chia sẻ về đồ cúng và các tục lệ cúng tại Việt Nam, đã tạo nên một trang web độc đáo và phong cách riêng biệt để chia sẻ kiến thức sâu sắc về các traditio trong văn hóa dân dụ Việt Nam. Trang web của Hoàng Oanh không chỉ là nơi cung cấp thông tin mà còn là không gian tương tác, thảo luận, và hỗ trợ cho những người quan tâm đến lĩnh vực này.

Published by

Bài đăng mới nhất

Tại sao phải làm lễ cúng “tống tiễn Thần Nghèo”?

Ra Tết, nhiều gia đình thường chỉ nhớ ngày Thần Tài là ngày 10 tháng…

5 giờ ago

Gợi ý mâm cúng tết Hàn thực 2024 đầy đủ và chuẩn nhất

Tết Hàn thực vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thế nhưng khi du nhập…

6 giờ ago

Mong đặt bàn thờ Phùng Há tại khu nhà nghệ sĩ trong Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè

Ông Dương Anh Đức (hàng đứng, thứ 3 từ trái qua) cùng lãnh đạo Sở…

10 giờ ago

Gợi ý mâm cúng Tết Thanh minh 2024 tại nhà và ngoài mộ chuẩn nhất

Tiết Thanh minh là một trong 24 tiết khí được lập theo quan niệm của…

18 giờ ago

Tin tức nổi bật trên báo số ra ngày hôm nay

(ANTV) - 12 năm sau ngày UNESCO vinh danh Di sản văn hóa phi vật…

21 giờ ago