Categories: Mâm cúng

Mâm cúng tất niên chuẩn Tết Giáp Thìn 2024 gồm những gì?

Published by

Năm nay, ngày 30 tháng Chạp rơi vào thứ Sáu, nhằm ngày 9/2/2024 dương lịch. Người Việt thường cúng tất niên vào những ngày cuối năm âm lịch, nhưng phần lớn sẽ chọn ngày cuối cùng của năm.

Để thực hiện nghi lễ cúng tất niên, mỗi gia đình chuẩn bị một mâm cơm tươm tất dâng lên ông bà, tổ tiên. Bữa cơm cuối cùng của năm mang ý nghĩa tiễn năm cũ và cầu mong năm mới may mắn, thịnh vượng.

Nghệ nhân ẩm thực Nguyễn Thị Ánh Tuyết (Hà Nội) cho biết, mâm cúng tất niên rất quan trọng trong văn hóa Tết cổ truyền của người Việt. Tùy điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, bữa cơm tất niên có thể bày biện “mâm cao cỗ đầy” hoặc đơn giản, thanh đạm.

Mâm cúng tất niên đầy đủ hoa trái, nhang đèn và cỗ mặn. Ảnh: VietNamNet

“Mâm cúng tất niên có thể cúng ở trong nhà hoặc ngoài trời. Cỗ cúng tất niên không cần quá cầu kỳ, chủ yếu thể hiện tấm lòng của người cúng. 

Nhà giàu, đông người, thích ăn thì làm cỗ to, gia đình khó khăn thì có cái gì cúng cái đấy”, nghệ nhân Ánh Tuyết chia sẻ.

Nghệ nhân ẩm thực Ánh Tuyết lưu ý, mâm cúng tất niên của mỗi vùng miền cũng có sự khác biệt rõ rệt. Tùy theo sản vật của địa phương, mâm cỗ tất niên sẽ có những món ăn đặc trưng.

Mâm cúng tất niên miền Bắc

Nghệ nhân Ánh Tuyết cho biết, mâm cỗ miền Bắc nói chung và người Hà Nội nói riêng đều có xôi gấc, bánh chưng, dưa hành muối, nem, giò thủ, gà luộc và thịt đông. 

Các món ăn này phù hợp với tiết trời lạnh giá của miền Bắc khi đón năm mới vào mùa đông. Trong đó, thịt đông là món ăn đặc trưng của người miền Bắc mà các vùng miền khác thường không có. 

Ngoài những món vừa kể, mỗi gia đình thường có thêm một số món như: bóng xào thập cẩm, canh măng, miến xào mề gà… 

Mâm cúng tất niên đặc trưng của người miền Bắc. Ảnh: Nhà hàng Bể cá

“Truyền thống ngày xưa, mâm cỗ cúng cần 4 bát, 4 đĩa. Những nhà khá giả hoặc làm quan thì làm 6 bát, 6 đĩa, thậm chí 8 bát, 8 đĩa.

Tuy nhiên, đây không phải tục lệ bắt buộc, tùy bối cảnh gia đình mà chuẩn bị cỗ ít hay nhiều. Ngày xưa, người Hà Nội thường sống chung nhiều thế hệ dưới một mái nhà. Vì vậy, đông người thì cỗ phải nhiều bát, nhiều đĩa.

Cách bày mâm cỗ theo bát đĩa đã không còn phù hợp với các gia đình trẻ, sống tách biệt bố mẹ sau khi kết hôn. 

Hiện nay, người phụ nữ gánh nhiều trách nhiệm xã hội thì không thể suốt ngày trong bếp nấu mâm cao cỗ đầy”, nghệ nhân Ánh Tuyết phân tích.

Mâm cúng tất niên miền Trung

Nghệ nhân Ánh Tuyết cho biết, mâm cúng tất niên của người miền Trung phản ánh rõ nét đặc sản, ẩm thực vùng miền.

Mâm cỗ tất niên của người miền Trung thường có ít nhất 7 món. Đó là những món ăn thường dùng trong cuộc sống hàng ngày, kèm một số món ăn đặc biệt chỉ nấu vào ngày Tết.

Những món ăn mang tính vùng miền đậm nét trong mâm cúng tất niên miền Trung. Ảnh: Đặc sản Bà Tròn

Ngoài các món gà luộc, xôi, chè, mâm cúng tất niên miền Trung có thêm bánh tét hoặc bánh chưng, món hầm, thịt luộc tôm chua, tôm thịt rim, cá chiên, nem chua, ram, gỏi…

Nếu như miền Bắc có thịt đông thì mâm cỗ cúng của người miền Trung không thể thiếu món thịt muối hoặc thịt ngâm mắm.

Mâm cúng tất niên miền Nam

Theo nghệ nhân Ánh Tuyết, điểm khác biệt rõ rệt trong mâm cúng tất niên miền Nam là món thịt kho trứng và canh khổ qua nhồi thịt. Bên cạnh đó, bánh tét với đủ loại nhân mặn ngọt, vô số loại bánh mứt thể hiện vùng đất có sản vật trù phú.

Mâm cỗ cúng tất niên phương Nam không thể thiếu món thịt kho trứng. Quả trứng tròn miếng thịt vuông tượng trưng cho trời tròn đất vuông, mang ý nghĩa năm mới trọn vẹn, đầy đủ, sung túc.

Mâm cúng tất niên miền Nam không thể thiếu món thịt kho trứng, canh khổ qua nhồi thịt. Ảnh: Huỳnh Hồng Đào

Dân gian Nam bộ cho rằng, tất niên ăn món canh khổ qua nhồi thịt thì bao nhiêu cái khổ trong năm cũ sẽ qua hết, xua tan xui xẻo, đón tài lộc năm mới.

Ngoài các món ăn đặc trưng, mâm cúng tất niên của người miền Nam còn có gà xé phay, tôm khô củ kiệu, bánh mứt…

Bên cạnh các món mặn, mâm cúng tất niên 3 miền không thể thiếu mâm ngũ quả, hương hoa, đèn nến, trầu cau, trà, rượu…

Mâm ngũ quả, hương hoa thường được đặt trên ban thờ suốt Tết. Mâm cỗ mặn được đặt ở bàn thờ phụ hoặc một chiếc bàn nhỏ chữ nhật thấp hơn, đặt trước bàn thờ chính.

Mâm cúng giao thừa tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đầy đủ nhất

Cúng giao thừa là nghi lễ truyền thống có từ lâu đời. Vào thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới, gia chủ chuẩn bị mâm cúng giao thừa ở ngoài trời và trong nhà.

Văn khấn giao thừa tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 trong nhà và ngoài trời

Giao thừa là khoảnh khắc thiêng liêng của người Việt. Đây là thời điểm mỗi nhà dâng mâm cúng để nghênh đón ông bà, tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình nên không thể thiếu bài văn khấn giao thừa đúng nghi lễ.

Bài cúng tất niên tết Giáp Thìn 2024 theo văn khấn cổ truyền

Mâm cơm cúng tất niên được người Việt dâng lên tổ tiên vào ngày 30 tháng 12 âm lịch – ngày cuối cùng của năm để tạ ơn tổ tiên. Bài cúng tất niên là một phần không thể thiếu trong lễ này.

This post was last modified on Tháng Hai 9, 2024 7:43 chiều

Trần Hoàng Oanh

Hoàng Oanh, một tên tuổi nổi bật trong lĩnh vực nghiên cứu và chia sẻ về đồ cúng và các tục lệ cúng tại Việt Nam, đã tạo nên một trang web độc đáo và phong cách riêng biệt để chia sẻ kiến thức sâu sắc về các traditio trong văn hóa dân dụ Việt Nam. Trang web của Hoàng Oanh không chỉ là nơi cung cấp thông tin mà còn là không gian tương tác, thảo luận, và hỗ trợ cho những người quan tâm đến lĩnh vực này.

Published by

Bài đăng mới nhất

Mâm cúng Rằm tháng 7: Các món, cách bày biện và thời gian cúng

Mâm cúng Rằm tháng 7 theo phong tục người Việt bao gồm nghi lễ cúng…

12 giờ ago

‘5 món ăn thích mấy cũng không bày lên mâm cúng Giao thừa’, con cháu nhớ kỹ

Mực Dân gian có câu "đen như mực" vì lý do này mực đứng đầu…

2 ngày ago

Tết Hàn thực cúng gì? Mâm cúng Tết Hàn thực 2024 đầy đủ nhất

Tết Hàn thực là dịp để con cháu bày tỏ lòng thành kính đối với…

2 ngày ago

18 phong tục ngày Tết làm nên văn hoá Việt mà bạn nên biết

Ý nghĩa phong tục ngày Tết Việt Nam luôn là đề tài được nhiều người…

2 ngày ago

Cách cúng rước ông bà tổ tiên 30 Tết và văn khấn chi tiết

Mời ông bà, tổ tiên về ăn tết là việc không thể thiếu mỗi dịp…

2 ngày ago

Ngày 3/3 là ngày gì? Tất tần tật về ngày 3/3 hàng năm

Mỗi năm vào ngày 3/3 âm lịch, mọi gia đình Việt dâng các món bánh…

2 ngày ago