Categories: Mâm cúng

Mâm cúng tết Đoan ngọ 2023 chi tiết, chuẩn 3 miền Bắc Trung Nam

Published by

Tết Đoan ngọ hay còn có tên gọi khác là tết Đoan dương, được tổ chức vào ngày 5/5 âm lịch hàng năm. 

Tết Đoan ngọ 2023 rơi vào ngày thứ Năm, ngày 22/6 dương lịch.

Đoan ngọ nghĩa là bắt đầu giữa trưa (đoan: mở đầu, ngọ: giữa trưa). Bởi vậy, lễ cúng diễn ra vào giờ Ngọ, từ 11h đến 13h.

Theo truyền thống, người dân thường làm mâm cúng tết Đoan ngọ dâng lên tổ tiên để thể hiện lòng thành, cầu mong một vụ mùa bội thu, có nhiều sức khỏe và gặp may mắn.

Mâm cúng tết Đoan ngọ gồm: Vải, mận, rượu nếp, cơm rượu nếp, bánh gio (bánh ú tro, bánh tro)… Ngoài ra, theo phong tục của từng vùng miền, mâm cúng còn có thêm các lễ vật khác, đặc trưng.

Mâm cúng tết Đoan ngọ miền Bắc

Mâm cúng tết Đoan ngọ miền Bắc. Ảnh: Bao Anh Nguyen.

Hương, hoa

Nước, rượu nếp

Các loại hoa quả: mận, vải…

Xôi, chè

Bánh tro, bánh ú: Loại bánh được làm từ gạo nếp, ngâm trong nước tro, gói bằng lá chuối. Bánh dễ ăn, dễ tiêu, ngon hơn khi ăn với đường hoặc mật.

Cơm rượu nếp: Đây là món đặc trưng của người miền Bắc, đặc biệt là món cơm rượu nếp cái hoa vàng bởi không phải nơi nào cũng có và ngon như ở nơi đây. Một số nơi còn có thêm cơm rượu nếp cẩm.

Mâm cúng tết Đoan ngọ miền Trung

Mâm cúng tết Đoan ngọ miền Trung. Ảnh: Đào Lan Phương.

Hương, hoa

Nước, rượu nếp

Các loại hoa quả như: vải, mận…

Bánh tro, bánh ú

Chè kê: Đây là món đặc biệt quen thuộc và xuất hiện trong mâm cúng tết Đoan ngọ của người dân ở tỉnh Quảng Nam.

Thịt vịt: Món ăn này thường có trên mâm lễ cúng tết Đoan ngọ của người miền Trung. Theo quan niệm xưa, thịt vịt có tính mát, ăn vào sẽ giải nhiệt cho cơ thể, có khả năng bổ máu và tốt cho hệ tiêu hóa.

Cơm rượu: Món này ở miền Trung được làm bằng phương pháp lên men cổ truyền, có hình dạng vuông vức.

Mâm cúng tết Đoan ngọ miền Nam

Món cơm rượu trong mâm cúng tết Đoan ngọ của miền Nam. Ảnh: Thanh Nhàn.

Hương, hoa

Nước, rượu nếp

Các loại hoa quả như: vải, mận…

Cơm rượu: Món này ở miền Nam không để rời mà được vo thành những viên tròn trước khi ủ. Đến khi rượu dậy mùi thì thêm nước đường vào. Ăn cảm giác giống như xôi chè ở miền Bắc.

Bánh ú bá trạng: Bánh được làm tương tự như bánh tro nhưng to hơn một chút. Bánh làm từ gạo nếp và được nhồi nhiều loại nhân, sau đó gói trong lá rồi đem đi luộc hoặc hấp chín.

Chè trôi nước: Những viên chè tròn to được làm bằng bột nếp trắng, có nhân đậu xanh thơm bùi, ăn cùng với nước đường gừng và nước cốt dừa.

(Tổng hợp)

This post was last modified on Tháng Một 9, 2024 1:19 chiều

Trần Hoàng Oanh

Hoàng Oanh, một tên tuổi nổi bật trong lĩnh vực nghiên cứu và chia sẻ về đồ cúng và các tục lệ cúng tại Việt Nam, đã tạo nên một trang web độc đáo và phong cách riêng biệt để chia sẻ kiến thức sâu sắc về các traditio trong văn hóa dân dụ Việt Nam. Trang web của Hoàng Oanh không chỉ là nơi cung cấp thông tin mà còn là không gian tương tác, thảo luận, và hỗ trợ cho những người quan tâm đến lĩnh vực này.

Published by

Bài đăng mới nhất

Văn khấn lễ tất niên tại cơ quan, công ty, cửa hàng chuẩn nhất theo truyền thống Việt Nam

Cúng tất niên năm mới: Lựa chọn thời gian phù hợp Ngày Tất niên trong…

7 giờ ago

Thọ cúng – Tại sao hương gãy đầu lại ‘độc’?

Trong tập tục thờ cúng của người Việt Nam, việc thắp hương là điều không…

8 giờ ago

Đồng Quê Việt: Đi Lễ Nhà Thờ Họ – Nét Đẹp Truyền Thống Gắn Kết Dòng Họ

Đi lễ nhà thờ họ không chỉ là một nghi lễ truyền thống của người…

19 giờ ago

Có nên đặt tiền thật lên ban thờ không? Tiền thật giúp thu hút tài lộc, giàu sang phát đạt hay là đại kỵ?

Tuần rằm lễ lạt người Việt ngày càng chú trọng thờ cúng tổ tiên, thần…

20 giờ ago

10 Loại Hoa Đẹp Nhưng Không Nên Dùng để Thắp Hương

Trong tín ngưỡng phong thủy và thờ cúng, những loại hoa được chọn để thắp…

1 ngày ago

Cúng nước trên bàn thờ nên để loại nước nào mới may mắn?

Khi dâng lễ cúng với bàn thờ tổ tiên và Thần linh, nước được sử…

1 ngày ago