Categories: Mâm cúng

Mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà tết Quý Mão 2023

Published by

Mâm cúng giao thừa trong nhà

Mâm cúng giao thừa trong nhà được đặt trên ban thờ bao gồm: 1 đĩa trầu cau và đĩa trái cây với 5 loại quả (mâm ngũ quả), đèn dầu, một đĩa muối gạo, 5 chung trà, bánh mứt các loại, 1 bình hoa cúng…

Trong đó, mâm ngũ quả phải có đủ 5 loại quả có màu sắc khác nhau. Bởi từ xưa, ông cha ta đã quan niệm Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh là những điều quý giá và luôn mong mỏi đạt được trong năm mới. Ngoài ra, mâm ngũ quả còn thể hiện ý nghĩa nguồn của cải năm phương mang về kính lên tổ tiên.

Hiện nay, mâm ngũ quả thường được bày biện phù hợp với tùy vùng miền, cũng như kinh tế của từng gia đình. Tuy nhiên, cơ bản mâm ngũ quả cúng Tết phải dung hòa 5 màu sắc tượng trưng ngũ hành trong vũ trụ Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Trái cây thường dùng để bày biện mâm ngũ quả gồm: chuối, bưởi (hoặc quả phật thủ), cam, quất, đào, hồng, táo, lựu…

Mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời

Mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời có thể làm cỗ chay hoặc cỗ mặn được dọn ở một bàn riêng. Cỗ mặn sẽ có 1 con gà luộc, bánh chưng, xôi, trà, rượu, nước, giò chả, các món cơm canh mặn khác tùy theo nhu cầu của gia đình. Cỗ chay thường bao gồm: bánh, kẹo, mứt, cơm canh chay, trà nước.

Tuy nhiên, tùy theo vùng miền mâm lễ cúng giao thừa có chút khác biệt. Ở miền Bắc, mâm lễ cúng giao thừa thường có móng giò hầm măng lưỡi lợn, bóng nấu thập cẩm, miến lòng gà, mọc. Đĩa thường dùng để bày gà luộc, xôi, bánh chưng, thịt luộc, thịt đông, giò lụa, giò xào, nộm và dưa hành muối…

Trên mâm cúng của người miền Trung có bánh chưng, bánh tét, dưa món, chả lụa Huế, thịt đông, gà bóp rau răm, chả Huế, thịt heo luộc, miến Huế, cá chiên hay chả ram…

Tùy theo từng vùng miền, mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời thường có những món ăn khác nhau. (Ảnh minh họa: Bách hóa xanh).

Ở miền Nam, mâm cúng thường đơn giản hơn, chỉ có hương thắp, hoa, đèn, bánh mứt, trái cây, trà… Nếu gia chủ chuẩn bị thêm mâm cúng mặn thì sẽ có thịt heo luộc, gà luộc, xôi, bánh tét, chè…

Khi cúng giao thừa, mọi người cần chú ý: không dùng hoa giả bày trên ban thờ, cúng ngoài trời trước rồi mới cúng trong nhà…

Khi cúng giao thừa trong nhà, các thành viên trong gia đình đứng trang nghiêm trước ban thờ, khấn tổ tiên xin năm mới bình an, sung túc.

This post was last modified on Tháng Một 10, 2024 4:39 sáng

Trần Hoàng Oanh

Hoàng Oanh, một tên tuổi nổi bật trong lĩnh vực nghiên cứu và chia sẻ về đồ cúng và các tục lệ cúng tại Việt Nam, đã tạo nên một trang web độc đáo và phong cách riêng biệt để chia sẻ kiến thức sâu sắc về các traditio trong văn hóa dân dụ Việt Nam. Trang web của Hoàng Oanh không chỉ là nơi cung cấp thông tin mà còn là không gian tương tác, thảo luận, và hỗ trợ cho những người quan tâm đến lĩnh vực này.

Published by

Bài đăng mới nhất

Gợi ý mâm cúng đầy tháng bé gái chi tiết cho cả 3 miền

Lễ cúng đầy tháng bé gái là dịp để cả gia đình tạ ơn và…

13 giờ ago

Văn khấn lễ tất niên tại cơ quan, công ty, cửa hàng chuẩn nhất theo truyền thống Việt Nam

Cúng tất niên năm mới: Lựa chọn thời gian phù hợp Ngày Tất niên trong…

2 ngày ago

Thọ cúng – Tại sao hương gãy đầu lại ‘độc’?

Trong tập tục thờ cúng của người Việt Nam, việc thắp hương là điều không…

2 ngày ago

Đồng Quê Việt: Đi Lễ Nhà Thờ Họ – Nét Đẹp Truyền Thống Gắn Kết Dòng Họ

Đi lễ nhà thờ họ không chỉ là một nghi lễ truyền thống của người…

3 ngày ago

Có nên đặt tiền thật lên ban thờ không? Tiền thật giúp thu hút tài lộc, giàu sang phát đạt hay là đại kỵ?

Tuần rằm lễ lạt người Việt ngày càng chú trọng thờ cúng tổ tiên, thần…

3 ngày ago

10 Loại Hoa Đẹp Nhưng Không Nên Dùng để Thắp Hương

Trong tín ngưỡng phong thủy và thờ cúng, những loại hoa được chọn để thắp…

3 ngày ago