Categories: Mâm cúng

Mâm ngũ quả Trung thu 2023 đơn giản mà đẹp

Published by

Tết Trung thu diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hàng năm. Dịp lễ này còn được biết đến với các tên gọi khác như: Tết Thiếu nhi, tết Trông trăng, tết Đoàn viên…

Trung thu 2023 rơi vào thứ Sáu, ngày 29/9 dương lịch. Người Việt, đặc biệt là trẻ em thường vui chơi Trung thu từ ngày 14/8 âm lịch.

Mâm ngũ quả tết Trung thu thể hiện sự sung túc, may mắn. Ảnh: Vân Hạnh Ngô

Trong ngày tết Đoàn viên, ngoài bánh trung thu, mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trên mâm cỗ.

Theo truyền thống, mâm ngũ quả Trung thu tượng trưng cho 5 yếu tố: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Điều này tương ứng với 5 loại quả các màu sắc đa dạng, mang ý nghĩa may mắn, thịnh vượng.

Thông thường, cách bày mâm ngũ quả Trung thu đơn giản, tùy theo vùng miền, hoàn cảnh gia đình. Từ đó, mâm ngũ quả ở 3 miền Bắc, Trung, Nam sẽ có những loại quả đặc trưng.

Cách bày mâm ngũ quả tết Trung thu ở miền Bắc

Ở miền Bắc, mâm ngũ quả tết Trung thu bao gồm các loại quả như: Chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. 

Trong đó, nải chuối được đặt ở giữa, các loại quả còn lại được đặt ở bên trên. 

Nhiều gia đình có thể thay quả bưởi bằng quả phật thủ.

Cách bày mâm ngũ quả tết Trung thu ở miền Trung

Đối với người miền Trung, cách bày mâm ngũ quả không nhất thiết phải đủ 5 loại trái cây. Đa số chuẩn bị mâm ngũ quả Trung thu bằng các loại quả: Mãng cầu, chuối, xoài, đu đủ, dừa…

Cách bày mâm ngũ quả tết Trung thu ở miền Nam

Cách bày mâm ngũ quả Trung thu của người miền Nam khác biệt hơn so với 2 miền còn lại. Họ không dùng nải chuối để làm loại trái cây chính trong mâm ngũ quả. 

Thay vào đó, người miền Nam sử dụng dưa hấu, bưởi da xanh. Hai loại quả này sẽ được đặt ở giữa đĩa, sau đó xếp các loại trái cây khác xung quanh.

Các chị em khéo tay thường tạo con vật ngộ nghĩnh bằng trái cây. Ảnh: Hòa Bùi

Ngày nay, nhiều người chọn cách bày mâm ngũ quả Trung thu sáng tạo, kết hợp các yếu tố truyền thống. 

Không chỉ giới hạn các màu sắc xanh, đỏ, vàng, nhiều người lựa chọn các loại quả có màu sắc đa dạng, bày biện trên mâm ngũ quả. 

Một số chị em khéo tay thường tỉa hoa quả thành những hình thù ngộ nghĩnh như làm thỏ bằng bưởi, làm cá bằng thanh long, làm chó con từ tép bưởi…

Tuy nhiên, dù được biến tấu phong phú nhưng ý nghĩa của mâm ngũ quả đều hướng đến mong ước bình an, sung túc, ấm no.

(Tổng hợp)

This post was last modified on Tháng Hai 1, 2024 4:05 sáng

Trần Hoàng Oanh

Hoàng Oanh, một tên tuổi nổi bật trong lĩnh vực nghiên cứu và chia sẻ về đồ cúng và các tục lệ cúng tại Việt Nam, đã tạo nên một trang web độc đáo và phong cách riêng biệt để chia sẻ kiến thức sâu sắc về các traditio trong văn hóa dân dụ Việt Nam. Trang web của Hoàng Oanh không chỉ là nơi cung cấp thông tin mà còn là không gian tương tác, thảo luận, và hỗ trợ cho những người quan tâm đến lĩnh vực này.

Published by

Bài đăng mới nhất

3 Loài Hoa Phù Hợp để Dâng Cúng Tết Thanh Minh

Tết Thanh Minh năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày mùng 4 tháng 4 dương…

2 giờ ago

Ngày Xuân tản mạn về các lễ Tết cổ truyền ở Việt Nam

Cuối năm Quý Mão đã trôi qua và năm Giáp Thìn sắp đến. Mỗi khi…

10 giờ ago

Nên hay không nên trưng hoa ly trên bàn thờ trong dịp Tết Nguyên đán? 10 người thì 9 người trả lời sai

Vào những ngày Tết, hầu hết gia đình đều trưng vài chậu hoa, bình hoa…

1 ngày ago

Mâm cúng Tết Hàn thực 2024: Cách thức và ý nghĩa

Thắp hương vào ngày mùng 3/3 Âm lịch - Tết Hàn thực là cách để…

2 ngày ago

Tìm hiểu về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Cuốn sách "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương" là một tác phẩm vô cùng quan…

3 ngày ago

Mâm Cúng Giao Thừa 2024: Ngày Rằm Đầu Năm Đón May Mắn

Đêm Giao Thừa là thời khắc đánh dấu sự kết thúc của một năm và…

3 ngày ago