Categories: Tục lệ cúng

Sen Đôn Ta – lễ cúng ông bà của người Khmer Nam Bộ

Published by




Trang phục truyền thống của người Khmer.


Về mặt tín ngưỡng, các nghi thức trong lễ hội Sene Đôn Ta có ý nghĩa kép và thực hành song song nhau. Thứ nhất, người Khmer tin rằng, mỗi năm một lần, trong thời gian 15 ngày cuối của tháng Mười theo lịch Khmer, cánh cổng địa ngục sẽ mở ra để các linh hồn, ngạ quỷ chưa đầu thai được ra khỏi âm phủ. Đây là thời điểm mà linh hồn của những người đã khuất, thân thiết hay xa lạ với mình, được phép trở lên trần gian.


Người Khmer tin là những gì mà con người có được sau khi chết là kết quả của những hành động mà họ đã thực hiện khi còn sống. Nhiều người phạm tội sẽ bị trừng phạt, nhẹ thì thành một con ma xấu xí, có miệng rất nhỏ; nặng thì là con quỷ không có tay chân hoặc không có miệng. Vì vậy họ rất đói khổ, không ăn uống được, cần phải được bố thí thức ăn, giúp làm giảm bớt đau khổ thông qua pháp lực và lời kinh Phật.


Do đó lễ đặt cơm vắt của người dân được diễn ra trong chùa, các nhà sư tụng kinh bằng tiếng Pali liên tục. Mỗi ngày khoảng 3 giờ sáng chùa đã bắt đầu thức dậy và chuẩn bị tới 4 giờ thì tất cả người dân trong sóc tập trung tại chùa, mang theo những vắt cơm cúng, đặt xuống đất, để làm thức ăn cho linh hồn người chết, ngồi nghe sư tựng kinh đến khoảng 8 giờ sáng. Tục lệ này giống như nghi thức cúng cô hồn (xá tội vong nhân) của người Việt trong lễ Vu lan (rằm tháng Bảy).


Thứ hai, lễ cúng ông bà lại là nghi lễ mang tính gia đình, có ý nghĩa báo hiếu của con cháu, là cơ hội bày tỏ lòng biết ơn đối với những người thân đã qua đời. Việc dâng cúng cho ông bà tổ tiên được thực hiện thông qua một lực lượng trung gian là lời kinh của sư trong chùa kết hợp với lễ rước ông bàlễ đưa tiễn ông bà tại gia đình. Trong các ngôi chùa tuân theo nghi thức kinh điển Pali Nam tông, cư sĩ tại gia Khmer sẽ thực hiện cúng dường thức ăn mặn cho các nhà sư, nhờ đức độ của các sư sẽ tạo ra “khả năng” chuyển hóa thức ăn cho người chết hưởng.


Sau khi thực hiện nghi thức đặt cơm vắt, trong ba ngày cuối, người Khmer chuẩn bị lễ vật, tiền và những thứ khác để đi chùa. Khoảng 10 giờ, mọi người đến chùa với thức ăn, cúng dường cho sư. Sư thọ thực xong, đọc kinh và nghỉ trưa.


Ở một số vùng, người nghèo và những người tàn tật cũng tụ tập quanh chùa để khất thực và được người dân bố thí. Buổi chiều, các sư sẽ tiếp tục cầu nguyện cho người chết. Hầu hết người Khmer hiện đại tổ chức lễ Đôn Ta trong 15 ngày, còn theo truyền thống, cúng ông bà ta kéo dài ba tháng, kết thúc vào ngày 15 tháng Mười trong năm.



Phần nghi lễ tại chùa.


Về mặt tôn giáo, thời gian 3 tháng vừa nêu ăn khớp với truyền thống các tháng an cư kiết hạ của Phật giáo trong mùa mưa. Tương truyền, đức Phật dặn các nhà sư ở trong chùa và không làm gì trong các tháng nhập hạ (khoảng tháng 8 đến tháng 10 lịch Khmer). Đây là thời điểm mưa bão nhiều ở các vùng nhiệt đới, không tiện cho sư ra ngoài khất thực hoặc truyền đạo, nhưng lại thích hợp để các nhà sư cầu nguyện và thiền định, đi sâu hơn vào thực hành Phật pháp.


Kết thúc 3 tháng nhập hạ là lúc tín đồ dâng cúng y phục và vật dụng cho chùa. Các vị sư sẽ có quần áo mới và thức ăn ngon trong mùa lễ này. Cúng dường chư tăng là một lễ nghi quan trọng của tín đồ Phật giáo. Lễ dâng y cho chùa hằng năm là một vinh dự cho gia đình nào được phum sóc lựa chọn.


Phật giáo là một phần không thể tách rời của nền văn hóa Khmer. Thật đáng mừng khi thấy rằng, mặc dù nhiều khía cạnh của văn hóa Khmer đã bị mất trong chiến tranh và quá trình toàn cầu hoá, hiện đại hóa nhưng người Khmer đã cố gắng duy trì sự tôn sùng tôn giáo và lối sống lấy gia đình làm trung tâm.


Về mặt xã hội, Nam Bộ xưa vốn là vùng đất ngập nước, cư dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, trồng lúa nước. Bà con gieo cấy từ đầu năm, sau Tết Chôl Chnăm Thmây, bắt đầu mùa mưa theo lịch Khmer cho đến khi mùa Đôn Ta đến cũng là kết thúc mùa vụ.


Rảnh tay khỏi việc đồng áng, đồng bào Khmer bắt đầu đi gặp gỡ, thăm hỏi thân nhân ở xa và tặng nhau những món quà quê, cây nhà lá vườn như bánh trái, hoa quả… Cho nên, Sene Đôn Ta không chỉ là dịp báo hiếu, đáp nghĩa mà còn là ngày hội của tình đoàn đoàn kết đồng bào, mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc.



Một trong những ngôi chùa mang đậm văn hóa người Khmer tại Nam Bộ.


Thật vậy, lễ Sen Đôn Ta còn là biểu hiện rõ nhất của truyền thống đạo đức của người Khmer Nam Bộ. Đó không chỉ là lòng thương xót cho những người thân trong gia đình mà còn thương cảm đến những cô hồn không nơi nương tựa. Đó không chỉ là lễ nghi Phật giáo mà còn là hoạt động kết nối, giao lưu văn hoá của người Khmer. Truyền thống đạo đức hiếu thảo chính là nền tảng cho bất cứ người Khmer nào trưởng thành và sinh sống trong truyền thống và hiện tại.


Ngày nay, dù cuộc sống hiện đại đã tác động đến nhiều mặt trong đời sống của người Khmer, làm giản lược một số lễ tục nhưng lễ cúng ông bà vẫn giữ nguyên cách thức và ý nghĩa nhân văn, rất đáng trân trọng và lưu giữ.


Dù tôi đã bước qua cái tuổi “ngũ thập tri thiên mệnh” nhưng khi lễ Tết của đồng bào Khmer về thì lòng tôi lại luôn rạo rực, bị cuốn hút bởi tiếng trống sa dăm dồn dập, tiếng nhạc ngũ âm réo rắt như ma mị cất lên là không kiềm nén được.


Nhớ nhất là ánh mắt “biết nói”, nụ cười hồn nhiên nhưng hút hồn của cô thôn nữ Khmer khi cùng tôi “kề vai”, “thả hồn” vào điệu múa lâm thôn mà ai cũng tấm tắc khen là tôi múa “mềm mại” và “điêu luyện” không thua gì người Khmer “chánh tông”. Lễ Sen Đôn Ta này, tôi sẽ về quê nhưng không biết có được cùng “người xưa” hòa quyện vào vũ điệu lâm thôn hay không…

This post was last modified on Tháng Một 5, 2024 2:15 sáng

Trần Hoàng Oanh

Hoàng Oanh, một tên tuổi nổi bật trong lĩnh vực nghiên cứu và chia sẻ về đồ cúng và các tục lệ cúng tại Việt Nam, đã tạo nên một trang web độc đáo và phong cách riêng biệt để chia sẻ kiến thức sâu sắc về các traditio trong văn hóa dân dụ Việt Nam. Trang web của Hoàng Oanh không chỉ là nơi cung cấp thông tin mà còn là không gian tương tác, thảo luận, và hỗ trợ cho những người quan tâm đến lĩnh vực này.

Published by

Bài đăng mới nhất

Tìm hiểu về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Cuốn sách "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương" là một tác phẩm vô cùng quan…

8 giờ ago

Mâm Cúng Giao Thừa 2024: Ngày Rằm Đầu Năm Đón May Mắn

Đêm Giao Thừa là thời khắc đánh dấu sự kết thúc của một năm và…

9 giờ ago

Mâm cỗ hóa vàng tết Giáp Thìn 2024 chi tiết nhất

Nhiều gia đình cúng hóa vàng vào mùng 3 Tết. Tuy nhiên, theo nghệ nhân…

1 ngày ago

Gợi ý 10 mâm cúng tết Hàn thực đẹp như tranh và một thứ nhất định không thể thiếu khi dâng lễ

Tết Hàn thực là gì? Tết Hàn thực, còn được gọi là tết bánh trôi…

1 ngày ago

Tết Nguyên đán: Cúng bao nhiêu lần?

Tết Nguyên đán đang đến gần và bạn đã chuẩn bị cho các nghi lễ…

1 ngày ago

Bài cúng tết Hàn thực 2024: Sự trọng thể của lễ Phật và tri ân tổ tiên

Trong văn hóa dân gian Việt Nam, có một ngày đặc biệt trong năm mà…

2 ngày ago