Categories: Mâm cúng

Sự tích Ông Táo và cách bày mâm cúng Ông Táo đúng ý nghĩa, đón năm mới tài lộc

Published by

Bạn đã biết truyền thuyết Ông Táo bắt nguồn từ đâu và cách cúng đúng ngày, đọc văn khấn đúng cách để đón tài lộc chưa? Mời bạn tham khảo mâm cúng ông Táo đúng ý nghĩa cũng như ngày cúng ông Táo của người Việt trong bài viết này nhé.

Sự tích Ông Táo tại Việt Nam và truyền thuyết “2 ông 1 bà”

Ông Táo là một vị thần trong tâm thức của tất cả người Việt và được ghi lại thành câu chuyện trong kho tàng cổ tích Việt Nam. Sự tích Ông Táo có nhiều dị bản khác nhau nhưng có thể tóm gọn như sau:

Chuyện kể rằng ngày xưa có 2 vợ chồng tên là Trọng Cao và Thị Nhi. Hai người cưới nhau đã lâu ngày nhưng không có con cái nên thường sinh ra mâu thuẫn. Trong một lần giận giữ, Trọng Cao đã động tay động chân với vợ khiến cô phẫn uất mà bỏ nhà ra đi. Thị Nhi sau đó gặp được chàng trai Phạm Lang và trở thành vợ của người này.

Sau một thời gian, Trọng Cao nhận ra lỗi lầm và lên đường đi tìm vợ. Bôn ba qua nhiều nơi vẫn không tìm được Thị Nhi, lúc này tiền bạc của Trọng Cao hết sạch nên anh trở thành kẻ hành khất sống qua ngày.

Vô tình một ngày nọ Trọng Cao lại đến đúng nhà của Thị Nhi để ăn xin. Vì nể tình xưa nghĩa cũ mà Thị Nhi đã cho phép Trọng Cao vào nhà và mời một bữa ăn.

Lúc này, Phạm Lang bất chợt trở về. Thị Nhi lo lắng người chồng sau của mình sẽ ghen nên bảo Trọng Cao trốn tạm vào đống rơm sau nhà. Không ngờ Phạm Lang lại đốt rơm để lấy tro để bón phân cho ruộng.

Vì sợ hãi nên Trọng Cao cố chấp trốn trong đám rơm nên chết thiêu. Thị Nhi khi nhận ra thì Trọng Cao đã qua đời. Nàng hối hận nên lao vào đống rơm.

Thấy Thị Nhi làm vậy, Phạm Lang liền hốt hoảng cũng nhảy vào đống rơm đang cháy hừng hực để bên cạnh vợ.

Sau khi mất, linh hồn của Trọng Cao, Thị Nhi và Phạm Lang về trời. Ngọc Hoàng Thượng Đế nhận thấy cả ba đều là những người tốt, tình sâu nghĩa đậm nên phong cho chức Định Phúc Táo quân (thần định hạnh phúc), gọi ngắn gọn là Táo quân. Mỗi người lại được Thượng Đế phân cho một việc khác nhau:

Trọng Cao là Thổ địa, chịu trách nhiệm công việc nhà cửa.

Phạm Lang thành Thổ công, trông coi việc bếp núc.

Và Thị Nhi nhận chức Thổ Kỳ, phụ trách việc chợ búa.

Bộ ba Táo quân là ba vị thần đem đến phước đức cho gia chủ và những người thân trong nhà. Mỗi năm các Táo ông, Táo bà sẽ cưỡi cá chép về trời, báo cáo công việc tốt xấu trong năm qua của gia chủ đến với Thiên Đình. 

Nhân gian cũng nói rằng 2 ông 1 bà Táo là những vị thần tận trách, luôn báo cáo sự việc một cách trung thực và rất khách quan.

Vì sao phải đưa Ông Táo về trời? Tiễn và đón Ông Táo vào ngày nào?

Như phân công của Ngọc Hoàng Thượng Đế, Táo quân là vị thần theo dõi những việc làm tốt xấu trong năm của gia chủ để bảo vệ, cũng như đem đến phước đức cho gia chủ trong năm. Chính vì thế, cứ vào dịp cuối năm, trước khi Xuân về, ông bà Táo sẽ có một chuyến công tác về trời để báo cáo công tội của gia chủ với Thiên Đình.

Theo phong tục của người Việt chúng ta, 23 Tháng Chạp (hay 23 Tháng 12 Âm lịch) là ngày gia chủ sẽ tiễn Ông Táo về trời. Phương tiện di chuyển của Ông Táo chính là cá chép.

Ngày 30 Tết, tức ngày cuối cùng trong năm Âm Lịch, ba vị Táo quân sẽ từ Thiên Đình trở về và tiếp tục trông nom công việc trong gia đình. Những năm đặc biệt không có ngày 30 Tết, người Việt Nam sẽ đón các Táo trở về vào ngày 29 Tết.

Trong ngày 23 và 30 Tết, gia chủ thường sẽ có mâm cơm cúng và một số lễ vật để bày tỏ lòng thành kính, cầu mong các vị Táo lên đường bình an. Đây cũng là dịp mà các gia đình quây quần bên nhau, chuẩn bị cho ngày Tết sắp đến.

Mâm cúng Ông Táo ngày 23 Tết có gì?

Theo truyền thống của dân tộc Việt Nam luôn nhớ về cội nguồn, luôn hướng đến những điều thiện lành, mỗi gia đình luôn cố gắng sắp xếp để có một mâm cúng Ông Táo tươm tất, mong được các vị thần phù hộ yên bình, tài lộc cho năm mới sắp đến.

Ngày 23 Tháng Chạp, hay còn gọi là 23 Tết là ngày mà các gia đình Việt Nam sẽ cúng tiễn Ông Táo về trời. Trong ngày này, các gia chủ sẽ chăm chút lại bàn thờ Ông Táo cũng như bày mâm cúng các Táo ông Táo bà.

Lễ vật để cúng ông Táo ngày 23 Tết sẽ gồm có 3 chiếc mũ, áo và đôi hia bằng giấy. Ngoài ra còn có gạo, muối và rượu.

Mâm cỗ cúng tiễn ông Táo sẽ gồm có: 5 lạng thịt vai lợn luộc. lợn quay (có thể dùng gà luộc để thay thế), 1 con cá chép rán (mâm cúng Ông Táo tại miền Nam thường dùng cá lóc nướng), rau củ luộc, tôm luộc hoặc hấp, xôi (có thể nắn xôi thành hình cá chép), trái cây các loại, giấy tiền vàng bạc, hoa cúc…  Một số nơi còn có thêm bánh chưng hoặc bánh tét để thêm phong vị ngày Tết.

Tùy theo vùng miền và gia cảnh của mỗi nhà, mà mâm cỗ tiễn ông Táo ngày 23 Tết sẽ có sự khác biệt đôi chút.

Ngày tiễn Ông Táo năm 2024 là ngày mấy?

Theo đúng truyền thống, người Việt Nam sẽ tiễn Ông Táo về trời vào ngày 23 Tháng Chạp hàng năm. Năm 2024, ngày 23 Tết rơi vào ngày Thứ Sáu, 2/2/2024 theo lịch dương.

Sau đó một tuần, tức ngày 30 Tết sẽ là ngày cúng mâm cơm tất niên, cũng là dịp đón 3 vị Táo quân từ Thiên Đình trở về. Ngày 30 Tết năm nay rơi vào ngày Thứ Sáu, 9/2/2024 theo lịch dương.

Văn khấn khi thắp hương tiễn đưa Ông Táo

Sau khi bày xong bàn thờ cúng Ông Táo theo truyền thống, gia chủ sẽ thắp hương và đọc bài văn khấn đến các vị thần bếp. Theo tài liệu Văn khấn cổ truyền Việt Nam do Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin phát hành, bản văn khấn Nôm Ông Táo có nội dung như sau:

“Hôm nay là ngày… tháng… năm… 
Tên tôi (hoặc con là)…, cùng toàn gia ở… 
Kính lạy đức Đông Trù tư mệnh Táo phủ Thần Quân: 
(Có thể khấn thêm: Thổ địa Long Mạch Tôn Thần. Ngũ phương ngũ thổ Phúc Đức chính Thần) 
Hàng năm gặp tiết hết năm, tháng vừa cuối Chạp. Gia đình sửa lễ bạc dâng lên. Cảm tạ phúc dày nhờ Thần phù hộ. Kính mong thần tâu bẩm giúp cho: 
Bếp trong nếp sống rất hòa, ngoài mặt dám rằng cũng đẹp. Cảm thông xin tấu thực thà. 
Cầu mong giúp đỡ lợi lạc. Người người lo ấm, cả nhà thêm tiếng tốt lẫy lừng. Việc việc thành công, một cửa ngút khí lành man mác. Muôn trông ơn đức vô cùng. 
Cẩn cáo (vái 4 vái) 
Nam mô A di đà Phật! 
Nam mô A di đà Phật!”

Như vậy là bạn đã biết được về Sự tích Ông Táo, mâm cỗ cúng Ông Táo cũng như ngày để tiễn và đón Ông Táo trong năm 2024. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích về ngày truyền thống của dân tộc Việt Nam ta.

Bài viết được Hoàng Phúc tổng hợp nhiều nguồn và mang tính tham khảo về ông Táo và truyền thống cúng tiễn Táo quân của người Việt Nam.

HOANG PHUC International

This post was last modified on Tháng Một 25, 2024 5:07 chiều

Trần Hoàng Oanh

Hoàng Oanh, một tên tuổi nổi bật trong lĩnh vực nghiên cứu và chia sẻ về đồ cúng và các tục lệ cúng tại Việt Nam, đã tạo nên một trang web độc đáo và phong cách riêng biệt để chia sẻ kiến thức sâu sắc về các traditio trong văn hóa dân dụ Việt Nam. Trang web của Hoàng Oanh không chỉ là nơi cung cấp thông tin mà còn là không gian tương tác, thảo luận, và hỗ trợ cho những người quan tâm đến lĩnh vực này.

Published by

Bài đăng mới nhất

Văn khấn lễ tất niên tại cơ quan, công ty, cửa hàng chuẩn nhất theo truyền thống Việt Nam

Cúng tất niên năm mới: Lựa chọn thời gian phù hợp Ngày Tất niên trong…

22 giờ ago

Thọ cúng – Tại sao hương gãy đầu lại ‘độc’?

Trong tập tục thờ cúng của người Việt Nam, việc thắp hương là điều không…

23 giờ ago

Đồng Quê Việt: Đi Lễ Nhà Thờ Họ – Nét Đẹp Truyền Thống Gắn Kết Dòng Họ

Đi lễ nhà thờ họ không chỉ là một nghi lễ truyền thống của người…

1 ngày ago

Có nên đặt tiền thật lên ban thờ không? Tiền thật giúp thu hút tài lộc, giàu sang phát đạt hay là đại kỵ?

Tuần rằm lễ lạt người Việt ngày càng chú trọng thờ cúng tổ tiên, thần…

1 ngày ago

10 Loại Hoa Đẹp Nhưng Không Nên Dùng để Thắp Hương

Trong tín ngưỡng phong thủy và thờ cúng, những loại hoa được chọn để thắp…

2 ngày ago

Cúng nước trên bàn thờ nên để loại nước nào mới may mắn?

Khi dâng lễ cúng với bàn thờ tổ tiên và Thần linh, nước được sử…

2 ngày ago