Categories: Tin tức

Sức mạnh của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Published by

Ngày 6/12/2012, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ đã được Ủy ban Liên chính phủ theo Công ước năm 2003 của Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Không phải ngẫu nhiên một tổ chức có uy tín của Liên hiệp quốc lại thừa nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là di sản văn hóa thế giới. Không những thế, UNESCO còn khuyến cáo các dân tộc khác hãy noi gương Việt Nam, biết nhớ tới cội nguồn và biết ơn tổ tiên của mình.

Gần 10 năm sau ngày UNESCO vinh danh Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là di sản văn hóa thế giới, chúng ta càng nhận ra sức mạnh của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đang được phát huy trong hiện tại và tương lai. Đó chính là sức mạnh cội nguồn, quy tụ được sự đoàn kết các thế hệ người dân Việt Nam sinh sống ở mọi miền đất nước, kể cả kiều bào ta ở nước ngoài tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Lễ dâng hương Giỗ Tổ Vua Hùng. 

Bất kỳ dân tộc nào trên thế giới đều có nguồn cội của mình nhưng người Việt Nam có sự khác biệt ở chỗ, cùng thờ chung một ông Tổ – Vua Hùng. Có thể nói, hiếm có nơi nào lại có được hình thức thờ Tổ độc đáo như vậy. Giỗ Tổ đã trở thành một hiện tượng xã hội mang bản sắc riêng của Việt Nam; góp phần tạo ra hệ giá trị tinh thần và bản lĩnh văn hóa Việt Nam.

Truyền thống thờ Tổ tiên bắt nguồn từ việc biết ơn đối với cha mẹ, ông bà, nên trong mỗi gia đình đều có bàn thờ gia tiên, đến thờ Tổ của dòng họ, thờ thành hoàng làng ở từng làng xã và đến cấp độ cao hơn là thờ chung một ông Tổ – Vua Hùng.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương xuất phát từ mạch nguồn dân tộc, từ sự tôn vinh những nhân vật lịch sử có công dựng nước đã tạo lập ra một quốc gia, dân tộc. Nên tất cả những người dân đất Việt đều có ý thức tôn thờ các vua Hùng là vị vua Thủy Tổ, là tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, vượt qua thời gian, vượt lên các thể chế chính trị, Hùng Vương luôn được cả người dân, lẫn các giai cấp cầm quyền tôn thờ và xây dựng các thiết chế văn hóa, tín ngưỡng để thờ tự. Qua Ngọc Phả Hùng Vương soạn vào thời triều đại nhà Lê đời Hồng Đức nguyên niên (1470) được biết, từ đời nhà Đinh, Lê, Lý, Trần và Hậu Lê việc thờ cúng Hùng Vương đã được tổ chức ở làng Cổ Tích, xã Hy Cương. Nhân dân các vùng của đất nước đều đến lễ để tưởng nhớ các đấng Thánh Tổ ngày xưa.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có sức sống mãnh liệt, trường tồn với thời gian còn bởi lẽ người dân tôn thờ Hùng Vương vì ở sự linh thiêng và đức tin. Đó chính là hai yếu tố cơ bản tạo thành sợi dây cố kết cộng đồng. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, trong tâm thức của Nhân Dân ta vua Hùng là vị vua Thủy Tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Do đó dân tôn vinh Vua Hùng là Thánh Tổ và dựng lên các ngôi đền trên núi Nghĩa Lĩnh để thờ tự từ bao đời nay. Thái độ tôn kính Hùng Vương với tư cách là Thủy Tổ của dân tộc, theo đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của các thế hệ người dân Việt Nam, khiến cho Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ngày càng linh thiêng và sức lan tỏa sâu rộng ra mọi miền đất nước, kể cả đối với kiều bào ta đang sinh sống ở nước ngoài.

Bên cạnh đó, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương còn thể hiện ở đức tin trong lòng Nhân Dân. Với niềm tin về một sức mạnh thiêng liêng, tiềm ẩn ở một sức mạnh siêu nhiên, nên trong dân gian thường quan niệm Đức Thánh Hùng Vương có thể giúp cho họ vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống trước thiên tai, địch họa và mọi cầu mong sẽ được thực hiện. Với đức tin vào sự linh thiêng huyền diệu đối với Tổ Hùng Vương, nên Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được cả dân tộc tôn thờ. Có thể nói, trong hệ thống các tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam, khó có tín ngưỡng nào có được tầm ảnh hưởng như vậy.

Mặt khác, với quan niệm vua Hùng là ông Tổ chung, nên với tấm lòng thành kính và tri ân tổ tiên, đã có sự chung sức chung lòng của nhiều địa phương và các tổ chức, cá nhân trong cả nước đóng góp công sức, tiền của cho việc tu bổ, tôn tạo Đền Hùng. Theo một số tài liệu còn ghi chép lại, vào những năm 1918 đến 1922 có 18 tỉnh, thành phố ở Bắc Kỳ và nhiều tổ chức, cá nhân đóng góp tiền của để trùng tu các đền. Qua đó cho thấy, từ rất sớm Nhân Dân ta đã có ý thức hướng về cội nguồn, đóng góp công đức để xây dựng và tu bổ, tôn tạo nơi thờ tự tổ tiên của dân tộc.

Ngày nay, Đảng và Nhà nước càng quan tâm hơn tới nơi thực hành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, nên tại Đền Hùng đã được đầu tư tu bổ, tôn tạo các ngôi đền thờ tự các bậc tiền nhân có công dựng nước ngày càng khang trang bề thế, cảnh quan môi trường sạch đẹp và hấp dẫn, tạo thuận lợi cho đồng bào về thăm viếng tổ tiên.

Về Đền Hùng là về nơi trung tâm của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, mỗi người dân Việt Nam được về nơi cội nguồn dân tộc, về với hồn đất nước, là một hành động thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” và thể hiện lòng biết ơn công lao dựng nước của các vua Hùng.

Đến với Đền Hùng, mỗi người dân Việt Nam còn hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa của hai chữ “đồng bào”, được cùng sinh ra trong một bọc của mẹ Âu Cơ. Từ đó mà có sức mạnh của ý chí cộng đồng, của tinh thần đại đoàn kết dân tộc. Suy rộng ra, sự gắn kết cộng đồng xuất phát từ nguồn cội, do đó, là người Việt Nam dù ở đâu, trong Nam, ngoài Bắc, miền ngược hay miền xuôi, người kinh hay người dân tộc thiểu số đều là con một nhà trong đại gia đình dân tộc Việt Nam. Như vậy, có thể thấy giá trị của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương chính là sức mạnh của tinh thần cố kết cộng đồng, truyền thống đoàn kết dân tộc.

Trong thời đại ngày nay, đất nước ta đang trên đà hội nhập và phát triển, thời cơ thuận lợi có nhiều, nhưng khó khăn, thách thức không hề nhỏ. Để đưa đất nước đi lên sánh vai với các cường quốc năm châu, chúng ta cần có sự đồng tâm hiệp lực của đồng bào cả nước, kể cả những người con đất Việt đang sinh sống ở nước ngoài. Nếu biết phát huy sức mạnh cội nguồn – sức mạnh của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, chúng ta sẽ tập hợp được sự đoàn kết đối với tất cả người dân đất Việt, cùng chung sức, chung lòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đó cũng chính là thực hiện được lời dặn dò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với đồng bào cả nước: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công!”.

Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Phú Thọ, Nguyễn Tiến Khôi

This post was last modified on Tháng Ba 4, 2024 12:16 sáng

Trần Hoàng Oanh

Hoàng Oanh, một tên tuổi nổi bật trong lĩnh vực nghiên cứu và chia sẻ về đồ cúng và các tục lệ cúng tại Việt Nam, đã tạo nên một trang web độc đáo và phong cách riêng biệt để chia sẻ kiến thức sâu sắc về các traditio trong văn hóa dân dụ Việt Nam. Trang web của Hoàng Oanh không chỉ là nơi cung cấp thông tin mà còn là không gian tương tác, thảo luận, và hỗ trợ cho những người quan tâm đến lĩnh vực này.

Published by

Bài đăng mới nhất

Gợi ý mâm cúng đầy tháng bé gái chi tiết cho cả 3 miền

Lễ cúng đầy tháng bé gái là dịp để cả gia đình tạ ơn và…

1 ngày ago

Văn khấn lễ tất niên tại cơ quan, công ty, cửa hàng chuẩn nhất theo truyền thống Việt Nam

Cúng tất niên năm mới: Lựa chọn thời gian phù hợp Ngày Tất niên trong…

3 ngày ago

Thọ cúng – Tại sao hương gãy đầu lại ‘độc’?

Trong tập tục thờ cúng của người Việt Nam, việc thắp hương là điều không…

3 ngày ago

Đồng Quê Việt: Đi Lễ Nhà Thờ Họ – Nét Đẹp Truyền Thống Gắn Kết Dòng Họ

Đi lễ nhà thờ họ không chỉ là một nghi lễ truyền thống của người…

3 ngày ago

Có nên đặt tiền thật lên ban thờ không? Tiền thật giúp thu hút tài lộc, giàu sang phát đạt hay là đại kỵ?

Tuần rằm lễ lạt người Việt ngày càng chú trọng thờ cúng tổ tiên, thần…

3 ngày ago

10 Loại Hoa Đẹp Nhưng Không Nên Dùng để Thắp Hương

Trong tín ngưỡng phong thủy và thờ cúng, những loại hoa được chọn để thắp…

4 ngày ago