Categories: Mâm cúng

Vừa đẹp vừa sang, đơn giản lại không cần mua ngoài hàng

Published by

Tết Đoan Ngọ tồn tại từ lâu trong văn hoá dân gian phương Đông, được tổ chức vào giờ Ngọ ngày mùng 5 tháng 5 Âm Lịch hàng năm. Năm 2023, Đoan Ngọ rơi vào ngày thứ 5 – 22/06 dương lịch.

Trong Văn hoá Việt Nam ngày Tết Đoan Ngọ được gọi cái tên là ” ngày giết sâu bọ”. Nếu tết Nguyên Đán là tết khởi đầu cho một năm mới, thì Tết Đoan Ngọ là khởi đầu cho mùa vụ. Người Việt thường làm lễ cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu không bị sâu bọ quấy nhiễu.

Ngày nay cuộc sống lao động sản xuất thay đổi thì nó còn mang thêm ý nghĩa là thời điểm để gia đình sum họp, cùng nhau trừ bỏ các bệnh sâu bọ, kí sinh trong con người.

Tùy theo quan niệm của từng địa phương, từng vùng miền mà mâm cúng Tết Đoan Ngọ sẽ có những sự khác biệt nhất định. Trong đó, không thể thiếu những món lễ vật thường thấy ở bao mâm cúng khác như là vàng mã, hương hoa, rượu (trắng hoặc nếp), hoa quả…

Bên cạnh đó, có một số lễ vật mang tính đặc trưng của vùng miền sẽ có sự thay đổi linh hoạt. Chẳng hạn như, đối với miền Bắc và Bắc Trung Bộ, thông thường sẽ có thêm cơm rượu, dưa hấu đỏ. Một số nơi khác có cả chè kè, thịt vịt. Người miền Nam và Nam Trung Bộ có thể thêm bánh tro, xôi gấc, chè trôi nước…

Càng gần dịp Tết Đoan Ngọ, trên mạng xã hội, dịch vụ bán set mâm cúng online cũng trở nên rầm rộ hơn. Các set mâm lễ đã gồm đủ các loại hoa quả, cơm rượu nếp, hoa sen,… Nhu cầu khách hàng đặt mua ngày càng nhiều vì sự tiện lợi. Vào năm trước, mức giá ghi nhận dao động từ 200.000 – 400.000 VNĐ tùy theo nhu cầu đặt của khách hàng.

Thế nhưng, cũng có nhiều người thích tự tay chuẩn bị mâm lễ cúng của gia đình mình. Cô chủ 9x của thương hiệu Tiệm Thơ cũng là một trong số đó.

Là người có gu thẩm mỹ, chị Nguyễn Thơ Thơ cũng rất đam mê các nét văn hóa truyền thống. Thông thường, vào các dịp lễ Tết, chị sẽ “thầu hết” từ khâu cắm hoa cho tới chuẩn bị, bày biện mâm cúng.

Trong dịp Tết Đoan Ngọ năm nay, chị Thơ chia sẻ quan điểm của mình là “ưu tiên mùa nào thức nấy”.

Chị Nguyễn Thơ Thơ – Cô chủ của Áo dài Tiệm Thơ.

Mâm lễ của chị bao gồm:

Trái cây: Chị chọn các loại vải, mận, đào… đang vào chính vụ, không những ngon rẻ mà còn giúp diệt trừ sâu bọ trong cơ thể.

Rượu nếp: Theo quan niệm dân gian, vị nồng của rượu nếp và vị cay của men rượu giúp diệt kí sinh trong cơ thể người

Bánh Gio (tro ), xôi (hoặc cốm), chè bà cốt, bánh xu xê.

Nước sạch, vàng mã, hương, ấm trà, trầu cau, nến.

Mâm Phật Thủ

Hoa sen (đang giữa mùa), hoa cau, hoa cúc, hoa trang trí thêm nếu thích.

Hoa thơm bày mâm: Hoa nhài, hoa ngọc lan, hoa móng rồng.

Thường tự tay bày trí nên chị Thơ cũng có chia sẻ kinh nghiệm một cách kỹ lưỡng: “Tôi làm 1 mâm chính to, đầu mâm cắm đĩa hoa, xếp hoa quả, rượu nếp, bánh trái, trầu cau. Bên cạnh đó, có thêm một mẹt hoa tươi với những loại hoa thơm phức, vì tôi được hướng dẫn rằng thắp hương thì thắp những thứ dậy mùi thơm. Trên bàn thờ phật chỉ thờ đồ chay, không để rượu vì người xưa cho rằng dễ gây ra mâu thuẫn vợ chồng. Còn xung quanh sẽ bày thêm bát chè, đĩa xôi gấc, đĩa cốm, ấm trà, lư trầm.”

Đặc biệt, với món chè bà cốt, chị cũng tự tay làm và đăng tải công thức chung cho mọi người:

Thành phần chuẩn bị: Gạo nếp, gừng, đường mía, đường nâu, muối.

Cách làm: Đầu tiên, nướng gừng lên lửa cho thơm. Thái sợi 1/2 củ còn lại đập dập lọc lấy nước. Đun nước sôi cùng đường nâu, thả gạo (tỉ lệ như nấu cháo loãng), nước cốt gừng, một xíu muối trắng để thêm đậm đà, nấu trên lửa nhỏ đến khi gạo bung nhẹ, sau đó thả gừng sợi vào và thêm mật mía cho đủ ngọt.

Ngoài ra, chúng ta cũng nên biết về vị trí đặt mâm và thời điểm cúng Tết Đoan Ngọ chuẩn. Theo thông thường thì mâm cũng này sẽ được đặt tại bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên ở một số gia đình làm nông thì mâm cúng này sẽ được bày biện ở ngoài trời để khấn tạ thần linh, trời đất. Qua đó thể hiện được thành ý cảm tạ thần linh phù hợp cho mùa màng bội thu.

Giống như tên gọi của mình thì Đoan nghĩa là mở đầu và Ngọ nghĩa là giờ ngọ với khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ chiều. Như vậy thời gian cúng Tết Đoan Ngọ sẽ dao động ở trong khoảng thời gian trên. Tuy nhiên hiện nay do công việc bận rộn, nhiều người lựa chọn dịch chuyển khoảng thời gian này sao cho phù hợp với công việc của gia đình.

Ảnh: NVCC

This post was last modified on Tháng Một 5, 2024 6:27 sáng

Trần Hoàng Oanh

Hoàng Oanh, một tên tuổi nổi bật trong lĩnh vực nghiên cứu và chia sẻ về đồ cúng và các tục lệ cúng tại Việt Nam, đã tạo nên một trang web độc đáo và phong cách riêng biệt để chia sẻ kiến thức sâu sắc về các traditio trong văn hóa dân dụ Việt Nam. Trang web của Hoàng Oanh không chỉ là nơi cung cấp thông tin mà còn là không gian tương tác, thảo luận, và hỗ trợ cho những người quan tâm đến lĩnh vực này.

Published by

Bài đăng mới nhất

Gợi ý mâm cúng đầy tháng bé gái chi tiết cho cả 3 miền

Lễ cúng đầy tháng bé gái là dịp để cả gia đình tạ ơn và…

7 giờ ago

Văn khấn lễ tất niên tại cơ quan, công ty, cửa hàng chuẩn nhất theo truyền thống Việt Nam

Cúng tất niên năm mới: Lựa chọn thời gian phù hợp Ngày Tất niên trong…

2 ngày ago

Thọ cúng – Tại sao hương gãy đầu lại ‘độc’?

Trong tập tục thờ cúng của người Việt Nam, việc thắp hương là điều không…

2 ngày ago

Đồng Quê Việt: Đi Lễ Nhà Thờ Họ – Nét Đẹp Truyền Thống Gắn Kết Dòng Họ

Đi lễ nhà thờ họ không chỉ là một nghi lễ truyền thống của người…

3 ngày ago

Có nên đặt tiền thật lên ban thờ không? Tiền thật giúp thu hút tài lộc, giàu sang phát đạt hay là đại kỵ?

Tuần rằm lễ lạt người Việt ngày càng chú trọng thờ cúng tổ tiên, thần…

3 ngày ago

10 Loại Hoa Đẹp Nhưng Không Nên Dùng để Thắp Hương

Trong tín ngưỡng phong thủy và thờ cúng, những loại hoa được chọn để thắp…

3 ngày ago