Cùng tìm hiểu cách cúng thổ công thổ địa sao cho đúng cách và “đúng ý” các vị thần qua bài viết dưới đây nhé.
Mỗi mảnh đất đều có các vị Thổ công thổ địa cai quản, như người xưa vẫn luôn nhắc nhở con cháu “Đất có Thổ công, sông có hà bá” nên tuyệt đối không được làm gì phạm đến các vị thần. Trong những dịp quan trọng như khi động thổ, khởi công hay trong các ngày lễ tết, mùng 1, ngày rằm đều cần thực hiện nghi thức cúng bái đối với các vị thần này.
Cách hiểu khái quát về thổ công thổ địa
Thổ công là vị thần có trách nhiệm cai quản một mảnh đất, một vùng nhất định. Mọi việc diễn ra trong vùng đất mình cai quản các vị thần đều nắm rõ. Đôi khi có những sự việc nói ra cửa đóng then cài tưởng chừng chỉ người trong nhà mới biết nhưng thực chất còn có trời biết đất biết, các thần biết.
Chính bởi vậy, ngay trong lời nói, hành vi thậm chí suy nghĩ cũng không được có những khái niệm phạm đến thánh thần, nếu không sẽ bị quở phạt.
Nói về truyền thuyết về các vị thổ công, có thể kể đến truyền thuyết như: Xưa kia, vì dân cư thưa thớt nên một vị thổ công có thể cai quản cả một mảnh đất rộng lớn, vùng phía Tây đến Núi Cấm, phía Đông ra đến tận biển, phía Nam tới tận vùng U Minh và phía Bắc đến tận núi Bà Đen.
Tuy nhiên, dân chúng ngày càng đông lên nên Ngọc Hoàng Đại Đế đã sắc phong thêm nhiều vị thổ thần để cai quản những vùng đất nhỏ hơn. Chính vì thế mà ở khắp mọi nơi, từ những vùng dân cư đông đúc đến những nơi xa xôi hẻo lánh đều có con mắt của vị thần cai quản trông coi mảnh đất đó.
Bên dưới Thổ công còn có hai phụ thần đó là Hữu thần (Chuyên ghi nhận công đức) và Tả thần (Chuyên ghi nhận các việc ác nghiệp của người sống trong vùng).
Trước khi người dân mạng chung sẽ có Quỷ sai đến trước 3 hôm để xác nhận với thổ công về công tội và về báo cáo lại với Diêm Vương. Diêm vương sẽ tủy vào công tội của từng người mà quyết định giảm niêm hay gia hạn tùy theo ác nghiệp hay thiện nghiệp của người đó.
Ý nghĩa của nghi thức cúng thổ công thổ địa
Nghi thức cúng bái Thổ thần trong những dịp quan trọng như động thổ, khai trương cửa hàng là hết sức cần thiết. Đây như một lời báo cáo với các vị thần để được sự cho phép làm ăn kinh doanh, sinh sống trên mảnh đất này. Các vị thần sẽ chở che cho gia chủ và không trách phạt gia chủ vì đã tự tiện xâm phạm mảnh đất mà họ cai quản.
Thực tế, việc khấn xin các vị thổ công thổ địa trước khi làm một việc gì đó động đến đất đai của gia tiên là một việc tốt đẹp. Sau khi nhận lời khấn xin của các vị gia chủ, thổ công sẽ có một đạo văn để khai báo với âm binh, để âm binh không nghĩ các vị gia tiên nhà gia chủ là oan vong vào phá phách và bắt đi tra hỏi, xét xử.
Cúng thổ công thổ địa giúp con người tin tưởng vào sự bình yên, được bảo vệ chở che trong cuộc sống bởi các đấng thần linh. Sống trong mảnh đất có các vị thần cai quản, con người sẽ không bị ma quỷ, tà ác quấy rối.
Cách thức nhận đồ lễ cúng của các vị thổ công thổ địa
Các vị thổ công thổ địa sẽ nhận các món chay và hoa quả do nhân gian cúng, tuy nhiên, chỉ nhận được từ những vị gia chủ có nhiều thiện nghiệp, còn những người nhiều ác nghiệp thì các vị thổ công không đến được vì sẽ ảnh hưởng tới nhân đạo.
Thường thì việc nhận lễ cúng từ nhân gian sẽ do Hữu thần và Tả thần đảm nhiệm. Nếu gia chủ là người tốt, có nhiều thiện nghiệp thì hữu thần sẽ đến nhận lễ để mang về phát cho âm binh và một ít cho thổ công thổ địa để hưởng thêm phần phúc đức của người đó.
Còn nếu gia chủ là người xấu có nhiều ác nghiệp thì lễ vật của họ sẽ do Tả thần đến nhận và đem bố thí cho những vong hồn lang thang vất vưởng để giảm bớt tội trạng của gia chủ.
Các vị gia chủ thường đồn là thổ công thổ địa thích chuối và thuốc lá. Tuy nhiên, những lễ vật này thực chất cũng không dành cho thổ công thổ địa hoàn toàn mà sẽ phân phát cho bá tánh nhân gian và thuốc lá thì dành cho một số vị âm binh trước khi còn sống thích hút thuốc thì bây giờ cũng vậy.
Cách thức cúng thổ công thổ địa trong dân gian
Dưới đây là một số những điều cần lưu tâm khi cúng thổ công thổ địa mà người đời thường truyền tai nhau:
Bàn thờ thổ công thổ địa thường có tỏi
Trong bàn thờ thổ công thổ địa thường có một củ tỏi, tại sao lại như vậy? Tương truyền rằng trước đây khi các thuật phép còn phổ biến trong nhân gian, thì có tên đạo sĩ biết chút tà thuật đã dùng thuật ám tà khí cho hầu hết các gia đình để các vị thần không tới được, từ đó mà tha hồ lộng hành.
Chính bởi vậy nếu như gia chủ đặt củ tỏi trên bàn thờ thổ công thì sẽ xua đuổi được hắc khí và các vị thần cũng dễ nắm được hành vi của kẻ xấu để thuận tiện giúp đỡ mọi người đúng lúc. Vì thế mà trên bàn thờ thổ công thổ địa lúc nào cũng sẽ có một củ tỏi.
Thực ra thì các vị thổ công thổ địa không cư ngụ trong các am thờ, bàn thờ của bá tánh. Nhưng những gia đình nào có am thờ thì linh tính của các thần sẽ tốt hơn và dễ dàng nhận biết và ra tay giúp đỡ khi gia chủ có quỷ ma quấy phá. Thổ công thổ địa thường sẽ cư ngụ trong các đình chùa hoặc đình thần trong vùng.
>>Tìm hiểu thêm:
Đặt bàn thờ thổ công thổ địa dưới đất
Trong các gia đình Việt thường đặt ban thờ thổ công thổ địa dưới đất chứ không đặt lên cao như các ban thờ gia tiên. Tại sao lại vậy vì thông thường để thể hiện sự tôn kính thì sẽ phải đặt ban thờ trên cao? Thật ra, đặt bàn thờ thổ công thổ địa dưới đất sẽ giúp các vị Âm binh hay Tả Hữu thần đi qua dễ dàng trông thấy rằng nhà đó có đang thờ phụng thổ công hay không.
Thổ công thổ địa thường được đặt cùng với ông Thần Tài trong ban thờ của mỗi gia đình người Việt. Trong khi ông Địa cai quản mảnh đất mà con người làm ăn, sinh sống thì ông Thần Tài giúp trông coi và mang đến sự may mắn về tiền bạc cho gia đình. Thần Tài chính là vị thần có râu tóc bạc phơ, tay cầm thỏi vàng và gương mặt hiền lành, phúc hậu.
Dù được đặt chung trên một ban thờ nhưng thực tế thì Thổ Địa và Thần Tài lại không có mối quan hệ đặc biệt với nhau, thậm chí còn ít khi gặp nhau. Bởi người dân thường mong cầu về Phúc Đức (do Thổ Công làm chủ) và Tài Bảo (Do thần tài làm chủ) nên họ mong có được phúc đức và tài bảo cùng lúc khi thực hiện nghi thức cúng bái.
Khi đặt ban thờ Thổ công, thổ địa thần tài, gia chủ cần phải chọn hướng tốt để đón lộc vào nhà, thường sẽ là hướng đón Lộc hoặc hướng hợp với mệnh của gia chủ. Hai cung Thiên Lộc và Quý Nhân là hai cung thường được chọn nhiều bởi Thiên Lộc đem lại may mắn về tiền bạc, thường đặt theo hướng Đông Nam. Còn Quý nhân là cung có thể đem lại sự tiến triển thuận lợi, được quý nhân phù trợ và ban thờ thường được đặt theo hướng Tây Bắc.
Một số hướng xấu mà gia chủ tuyệt đối không nên đặt ban thờ theo hướng này như Không Vong, Tử Nguyệt. Đặt ban thờ theo hướng xấu có thể khiến gia chủ gặp phải những vận xui như tiêu tán tài sản, hoạn nạn triền miên, sức khỏe suy yếu, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Vị trí đặt ban thờ thường là phòng khách trong gia đình, nơi có nhiều người qua lại, không đặt gần khu bếp, nhà tắm hay nhà vệ sinh, không để cạnh những đồ nhọn, góc cạnh. Thường là đặt ở ngay phía cửa chính, phía sau là bức tường có chỗ dựa chắc chắn, hướng quay ra cửa hoặc quay ngang. Ban thờ cần đủ rộng để đặt các đồ lễ cúng cơ bản như bát hương, chén nước, nậm rượu, lọ hoa, đèn, có thiềm thừ (nếu gia chủ có điều kiện). Tuyệt đối không được đặt đồ lễ cúng xuống dưới đất.
Lễ vật cúng thổ công thổ địa gồm những gì?
Lễ vật cúng thổ công thổ địa thường là lễ chay như:
- Hương nhang, đèn nến
- Bình hoa tươi
- Đĩa trái cây ngũ quả
- Trầu cau
- Tiền vàng mã
- Hũ gạo, muối
- Nậm rượu
Trong những dịp quan trọng như lễ khai trương, động thổ, ngày rằm, mùng 1 hàng tháng, gia chủ còn có thể chuẩn bị thêm lễ mặn để cúng các vị thổ công thổ địa như:
- Rượu
- Thịt gà luộc
- Khoanh giò chả
- Đĩa xôi
Nguyên tắc bày lễ vật trên ban thờ sẽ là “Đông bình Tây quả” nghĩa là hướng đông thì đặt bình hoa, hướng tây thì bày mâm ngũ quả. Hũ gạo, hũ muối sẽ được đặt cạnh hai ông thổ địa và thần tài, hũ gạo bên phải, hũ muối bên trái, bát hương đặt ở giữa (hướng mặt nguyệt hướng ra bên ngoài)
Cách tiến hành lễ cúng thổ công hàng ngày như thế nào?
Lễ cúng thổ công thổ địa thường diễn ra vào khoảng 6-7 giờ sáng hoặc tối. Trước khi làm lễ cúng cần lau dọn ban thờ cho sạch sẽ rồi bày biện lễ cúng lên ban thờ. Thắp 3 nén nhang và bắt đầu đọc bài văn khấn thổ công thổ địa.
Vào ngày rằm và mùng 1 bạn có thể thắp 5 nén hương theo hình chữ thập để tụ khí tốt nhất.
Khi cúng thần tài thổ địa thì nên ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, lịch sự để thể hiện sự tôn kính với các vị thần.
Có nên đặt dịch vụ mâm cúng bàn thờ thổ công thổ địa?
Trong những ngày đặc biệt như ngày cúng động thổ, ngày khai trương cửa hàng, gia chủ nên đặt dịch vụ mâm cúng trọn gói để dâng lên thổ công mâm cúng đầy đủ, tươm tất, trọn vẹn ý nghĩa nhất.
Hy vọng bài viết trên đây đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích về cách cúng thổ công thổ địa đúng cách. Các bạn có thể đặt dịch vụ mâm cúng trọn gói trong nhiều dịp quan trọng cần chuẩn bị mâm cúng để dâng lên thần linh nhé.
Bài viết liên quan: