Mâm Cơm Cúng Tất Niên Chuẩn Bị Như Thế Nào Chuẩn Văn Hóa Việt
Tìm hiểu ngay mâm cúng tất niên chuẩn bị như thế nào để lễ cúng cuối năm thêm phần ý nghĩa; và đúng với phong tục thờ cúng của người Việt. Lễ cúng Tất Niên là một nét văn hóa độc đáo của người Việt vào ngày cuối năm. Ai cũng háo hức chờ đến ngày này để có được giây phút đoàn viên ấm cúng. Nhưng mâm cơm cúng tất niên chuẩn bị như thế nào mới đúng? Đây là điều mà nhiều người băn khoăn mỗi độ Tết đến xuân về.
Ý nghĩa độc đáo của lễ cúng Tất niên
Vì sao ai cũng muốn biết mâm cơm cúng tất niên chuẩn bị như thế nào cho tươm tất? Bởi mâm cúng này được chuẩn bị cho nghi thức cúng bái vào ngày cuối năm. Đây là một lễ cúng có ý nghĩa rất quan trọng trong nét văn hóa tâm linh của người Việt.
Từ xa xưa, cúng tất niên được xem là nghi thức tiễn năm cũ và chào đón năm mới đến. Nó như một cách đưa tiễn những điều không may mắn, những điềm xui rủi trong năm cũ. Đồng thời, lễ cúng này cũng nhằm cảm tạ các thần linh, gia tiên đã phù hộ độ trì cho gia đạo trong một năm qua.
Thông qua nghi thức cúng bái cuối năm; gia chủ cũng sẽ cầu mong sự bao bọc, che chở của thần linh; của gia tiên để năm mới thêm phần bình an, hạnh phúc. Tất niên là lễ cúng cuối năm theo nét truyền thống độc đáo của người Việt.
Bên cạnh đó, việc tổ chức lễ cúng tất niên còn là lúc cho con cái, cháu chắt quây quần bên nhau. Những muộn phiền, lo toan trong cuộc sống cũng sẽ vì thế mà được bỏ qua một bên để chào đón một năm mới bình an, hạnh phúc. Đặc biệt, lễ cúng này sẽ là lúc các con cháu rước ông bà, gia tiên về nhà để cùng đón năm mới với toàn gia đạo.
CÁC MÂM CÚNG TẤT NIÊN CHUẨN LỄ VẬT VÀ PHÙ HỢP MỌI NHU CẦU DO ĐỒ CÚNG VIỆT NAM PHỤC VỤ
Mâm Cúng Tất Niên
Mâm Cúng Tất Niên
Mâm Cúng Tất Niên
Mâm Cúng Tất Niên
Bài Văn Khấn
Bài Văn Khấn
Nên cúng tất niên vào thời gian nào?
Trước khi tìm hiểu xem mâm cúng tất niên chuẩn bị như thế nào; bạn cần phải biết được thời gian nào thích hợp để tổ chức nghi lễ này. Theo tục lệ cúng bái của người Việt, nghi lễ này sẽ được tổ chức vào ngày 30 âm lịch cuối năm. Thời gian cúng sẽ tùy theo điều kiện sắp xếp của gia đình. Miễn sao lễ cúng hoàn tất trước 22 giờ tối ngày 30 là được. Cúng tất niên cuối năm đơn giản nhanh chóng với dịch vụ mâm cúng trọn gói của Đồ Cúng Việt Nam. Tuy nhiên, theo các chuyên gia văn hóa Việt Nam thì lễ cúng tất niên không nên tổ chức trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến 1 giờ trưa. Ngoài ra, nhiều gia đình cũng có thể tổ chức sớm vào ngày 28 hay 29 âm lịch nếu không thể sắp xếp cúng vào ngày 30. Cúng tất niên nên làm trong ngày 30 âm lịch là tốt nhất.Bài cúng tất niên cuối năm, văn khấn cúng giao thừa
Văn khấn bài cúng tất niên, giao thừaĐặc điểm mâm cơm cúng tất niên chuẩn bị như thế nào theo phong tục 3 miền
Thực tế, việc mâm cơm cúng tất niên chuẩn bị như thế nào còn tùy thuộc vào văn hóa của mỗi vùng miền. Việt Nam có 3 miền là Bắc, Trung, Nam. Mỗi vùng miền sẽ có nét văn hóa ẩm thực không giống nhau. Lễ vật cần chuẩn bị trong mâm cúng tất niên ở mỗi vùng như thế nào? Đáp án sẽ có ngay dưới đây: Đặt ngay đồ cúng tất niên trọn gói của Đồ Cúng Việt Nam.Mâm cúng tất niên miền Bắc
Trong mâm cúng tất niên của người miền Bắc sẽ có các lễ vật cơ bản như: Mâm cúng Tất niên phổ biến của người miền Bắc- Xôi/bánh chưng để nguyên không cắt
- Thịt đông
- Thịt gà luộc chặt miếng
- Bát móng giò hầm măng
- Miến nấu lòng gà
- Giò xào
- Nộm
- Dưa hành muối.
Mâm cúng tất niên miền Trung
So với người miền Bắc, mâm cúng tất niên theo văn hóa của người miền Trung cũng không có mấy khác biệt. Điển hình như: Mâm cúng tất niên của người miền Trung- Xôi
- Thịt heo luộc
- Thịt gà luộc
- Chà giò chiên
- Dưa món
- Giò lụa
- Gỏi gà
- Cá chiên
- Măng khô ninh
- Rau chua
- Miến…
Mâm cúng tất niên miền Nam
Văn hóa cúng tất niên của người miền Nam so với 2 vùng miền trên có nét khác biệt hơn. Cụ thể như: Cúng tất niên miền Nam luôn có món khổ qua nhồi thịt- Bánh tét
- Thịt heo luộc
- Gỏi tôm thịt
- Nem
- Chả giò
- Củ kiệu
- Dưa giá
- Canh măng
- Khổ qua nhồi thịt
- Thịt kho tàu…
Hướng dẫn cách bày trí mâm cúng tất niên
Vì cúng Tất niên là một lễ cúng quan trọng nên bạn cần chú ý rất nhiều vấn đề. Ngoài việc chuẩn bị đủ lễ vật thì việc bày trí làm sao cho đúng. Khi bày trí lễ vật, bạn cần lưu ý một vài thông tin sau: Mâm cúng phải có đủ hương và đèn. Bởi hương là biểu tượng cho tinh tú, là yếu tố kết nối giữa âm và Dương. Ngoài ra, đèn là đại diện cho Mặt Trăng, Mặt Trời. Mâm ngũ quả, giấy tiền vàng mã và hương hoa sẽ đặt ở trên bàn thờ và đặt ở bàn thờ suốt Tết. Ngoài ra, bạn cần chú ý là không đặt mâm ngũ quả ngay trước bát hương. Đây được xem là điều có thể chắn mắt trục khí chính. Vị trí tốt nhất để đặt mâm ngũ quả là hai bên bàn thờ. Mâm cỗ sẽ đặt thấp hơn so với mâm ngũ quả hay hương hoa. Mâm cúng Tất niên cần được bày trí đúng cách để đảm bảo chuẩn phong thủy Chuẩn bị mâm cúng tất niên đầy đủ lễ vật đúng chuẩn phong tục các vùng miền.Cách cúng tất niên như thế nào mới đúng?
Việc tìm hiểu mâm cúng tất niên chuẩn bị như thế nào là điều quan trọng. Nhưng, sau khi chuẩn bị xong mâm cúng thì nên thực hiện nghi thức cúng bái này như thế nào? Đây là điều mà không phải gia đình Việt nào cũng có thể nắm được. Tùy theo văn hóa thờ cúng của mỗi vùng miền mà nghi thức thờ cúng sẽ được thực hiện khác nhau. Tuy nhiên, các bước cúng cơ bản như sau:- Gia chủ sẽ thắp 3 nén nhang để thắp lên án
- Gia chủ đọc văn khấn tất niên. Sau khi gia chủ vái tạ, các thành viên trong gia đình lần lượt thắp nhang trước án.
- Cuối cùng, khi nhang gần tàn, gia chủ sẽ vái xin tạ lễ. Các thành viên trong gia đình sẽ hạ lễ để cùng quây quần với nhau trong ngày cuối năm. Sau lễ cúng tất niên là lúc các thành viên quây quần bên nhau.
Những lưu ý quan trọng khi chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên
Mâm cơm cúng tất niên chuẩn bị như thế nào? Cần lưu ý những điều gì để đảm bảo lễ cúng được diễn ra thuận lợi; và mang đến những điều tốt đẹp nhất trong năm mới?- Lưu ý khi chọn lễ vật
- Nên cúng tất niên chay hay mặn?
- Lau chùi bàn thờ trước khi cúng
- Không lớn tiếng, cãi vã trong ngày cúng tất niên