Một nghi lễ đưa ông táo về với trời để ông bẩm báo với ngọc hoàng. Về những việc đã xảy ra trong gia đình của mọi người một năm qua. Vì vậy vào ngày 23 tháng Chạp mỗi gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cúng ông công ông táo đúng theo phong tục vùng miền.
Cách cúng ông táo về trời ngày 23 tháng Chạp bạn đã biết chưa?
Hẳn ai cũng đã biết rằng, trước khi đến với những ngày Tết rộn ràng, vui tương, tràn ngập hương sắc của hoa đào, hoa mai. Thì vào trước đó 1 tuần sẽ có một nghi lễ đó là cúng đưa ôngTáo về trời.
Đưa ông Táo vế trời được tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hằng năm và đã trở thành một thông lệ. Một phong tục không thể xóa bỏ của người Việt Nam. Đây được coi như là một dịp linh thiêng. Đưa một vị thần đã cai quản vùng đất của mình một năm qua về với trời để bẩm báo những việc đã được xảy ra tại ngôi nhà ấy.
Tuy nhiên, có những gia đình trong một năm ấy đã lỡ làm ra những điều sai trái, đã kịp nhận ra. Họ làm lễ cúng ông táo về trời với mong muốn ông sẽ chỉ bẩm báo những điều hay, điều tốt mà gia đình đã làm. Bỏ qua những điều sai trái, quên đi chúng mà không bẩm báo với ngọc hoàng. Những gia đình còn lại thì lại gửi gắm những mong muốn về một năm mới tràn đầy niềm tin và hi vọng. Một năm mới luôn luôn vui vẻ, hạnh phúc, cuộc sống bình an, công việc thuận lợi.
Hôm nay, bài viết này sẽ cung cấp cho mọi người những thông tin chi tiết nhất về việc cúng ông công ông táo. Hãy cùng tìm hiểu về ý nghĩa, nguồn gốc và cách cúng ra sao. Những lưu ý như thế nào trong ngày tiễn ông táo về với trời.
Nguồn gốc của ngày đưa ông táo về trời
Truyện được người dân truyền lại rằng cá chép khi nó muốn trở thành một con rồng phải vượt qua được 3 kỳ thi. Ứng với mỗi kỳ thi là một đợt sóng, yêu cầu là cần phải đủ tài, đủ sức. Thì mới có khả năng vượt qua được cả 3 kỳ thi. Và cứ qua mỗi kỳ thi thì cá chép sẽ lên gần trời hơn một chút.
Bài thi thứ nhất là cá phải búng đuôi qua một cái thác cao và hiểm trở. Khi cá chép búng qua được thì đuôi của nó sẽ thay đổi, có sức mạnh hơn.
Đến bài thi thứ 2, sóng, gió và mưa dữ dội hơn nhưng cá chép vẫn vượt qua được. Lúc này, một nửa mình của con cá chép sẽ hóa rồng. Sau khi búng qua được bài thi thứ ba – bài thi quyết định. Thì toàn thân cá chép lúc này sẽ hóa thành rồng.
Dân gian ta tin tưởng rằng việc cá chép hóa rồng. Là biểu tượng của sự an lành và thịnh vượng, giàu sang. Đối với đường công danh, cá chép hóa rồng được coi là biểu tượng của sự thăng tiến, thành công, may mắn. Và đem lại được nhiều tiền tài, của cải.
Vậy nên, ông Táo cưỡi cá chép là hình ảnh giúp thể hiện mong ước của người dân về sự thay đổi. Sự thay đổi tích cực hơn với những điều tốt đẹp hơn. Đó là một ước mơ ngàn đời của con người, tất cả các truyện dân gian tốt đẹp đều hướng mong ước về trời. Dân gian tin rằng cưỡi cá chép thì mọi chuyện mới có thể thành công, thăng quan, tiến chức trong công việc sau này.
Ông Táo được coi là một vị thần chuyên trông coi chuyện bếp núc. Cai quản chuyện gia đình trong cả năm vừa qua. Cuối năm thì ông táo cần phải về trời, bẩm báo với ngọc hoàng về những việc diễn ra trong một năm vừa qua. Mang mong muốn của người dân đến với ngọc hoàng.
Ý nghĩa của việc cúng ông công ông táo về trời
Táo quân được coi là một vị thần có nhiệm vụ cai quản mọi hoạt động của gia đình trong một năm. Thường ngày, ông Táo sẽ là người có nhiệm vụ ghi lại những điều tốt, cái xấu của từng thành viên trong nhà. Để sau này khi về trời sẽ tâu bẩm lên với Ngọc Hoàng. Từ đó là cơ sở để Ngọc Hoàng khen thưởng hay xử phạt gia đình gia chủ với hành vi mà gia đình đã làm ra. Không chỉ vậy, sự hiện diện của các vị Táo quân còn giúp gia đình ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào ngôi nhà của mọi người. Bảo vệ và giữ gìn sự bình yên cho mọi thành viên trong nhà.
Chính vì như vậy nên vào ngày 23 tháng Chạp, mỗi nhà đều phải làm một mâm cúng ông công ông táo. Để thể hiện lòng thành kính, thể hiện sự biết ơn đến ông Táo. Vì đã mang lại sự an lành, no ấm cho gia đình trong năm qua. Đồng thời, đây cũng là dịp gia đình mọi người cầu mong một năm mới sao cho được sung túc, bình an và may mắn cho cả gia đình.
Bài văn khấn, bài cúng ông công ông táo 23 tháng chạp
Chuẩn bị những gì khi đưa ông táo về trời?
Mọi người cần chuẩn bị những đồ vật như: bánh kẹo, nước, trà. Với ý nghĩa là mong các ông có được một giọng nói khỏe khoắn. Lời hay ý đẹp, bay bướm khi bẩm báo với ngọc hoàng những điều tốt đẹp nhất của gia đình. Ngoài ra, lễ cúng ông táo về trời cần phải có 3 chiếc mũ. Bao gồm 2 chiếc của đàn ông và một chiếc của đàn bà.
Bên cạnh những thứ đồ trên thì tùy thuộc theo từng vùng miền, địa phương. Mà người ta sẽ chuẩn bị như đồ thêm như:
- Miền bắc: chuẩn bị 3 con cá chép sống với ý nghĩa đưa ông táo về trời. Cá chép sẽ được thả đi sau khi hoàn thành lễ cúng ông táo về trời.
- Miền nam: họ chỉ cúng mũ, áo và hai đôi giày bằng giấy.
- Miền trung: học cúng thêm một con ngựa với yên và dây cương đầy đủ để tiễn ông táo về với trời.
Ý nghĩa của việc thả cá chép
Truyền thuyết đã được mọi người truyền tai nhau kể lại rằng: “Hàng năm. Táo quân sẽ được ông Trời phái xuống trần gian để tiện đường theo dõi. Và ghi chép những việc làm thiện và ác của loài người.’’
Sau đó, cứ vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, vị Táo quân ấy. Sẽ lại cưỡi cá chép hóa rồng để lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của gia đình đó trong một năm vừa qua. Để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân định cho tất cả mọi người”. Đến đêm Giao thừa, Táo quân mới quay trở lại trần gian, với ngôi nhà cũ ấy. Để tiếp tục làm công việc trông coi bếp lửa gia đình. Theo dõi gia đình trong một năm tiếp theo.
Bởi vì vậy cho nên cứ đến ngày Tết ông Công ông Táo là người Việt Nam. Sẽ lại tiến hành làm lễ cúng cá chép để thả cùng với ông táo. Người dân thường đi chợ và chuẩn bị 2 hoặc 3 con cá chép sống. Mang về thả trong chậu nước, rồi để cúng cùng các đồ lễ khác. Sau khi cúng xong thì mọi người sẽ đem “phóng sinh” ở sông, ao, hồ,… để đưa ông Táo về trời.
Ngoài ra, trong quan niệm truyền thống của người Việt, “cá vượt vũ môn” hay “cá chép hóa rồng”. Còn mang trong mình một ý nghĩa của sự thăng hoa, là sự biểu tượng của tinh thần vượt khó, tính kiên trì, sự bền chí,. Giúp chinh phục tri thức để từ đó đi tới thành công, là một biểu tượng cho nhân cách thanh cao. Tiềm ẩn rồi hướng đến những điều tốt đẹp hơn trong những ngày tháng sau.
Phóng sinh cá chép trong ngày Tết ông Công ông Táo đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Và là một biểu tưởng thể hiện cho sự từ bi – một đức tính quý báu của người Việt.
Những lưu ý khi cúng ông táo về trời
- Mọi người cần phải ăn mặc nghiêm túc, chỉnh tể.
- Lúc làm lễ nên mở tất cả các cửa sổ, cửa chính để thông gió cũng như đón được những thứ may mắn đến với gia đình, xua đi những điều không tốt đẹp.
- Bài văn khấn cần phải được đọc to, rõ ràng, mạch lạc.
- Mọi người hạn chế cầu xin sự phú quý, giàu sang mà chỉ cầu mong các vị thần bẩm báo những việc tốt của gia đình là được rồi.Vì đây là một lễ mang ý nghĩa tiễn ông táo về trời để báo cáo những việc diễn ra trong gia đình của mọi người trong năm qua.
- Lễ cúng không cần phải chuẩn bị quá linh đình, chuẩn bị nhiều đồ thì mới mang lại nhiều lợi lộc cũng như may mắn. Mọi người chỉ cần chuẩn bị một mâm cúng ông công ông táo vừa đủ với gia đình. Hạn chế tốn kém, lãng phí tiền của, thức ăn.
Đặt mâm cúng ông công ông táo ở đâu?
Mọi người có thể đặt mâm cúng ông táo về trời tại Dịch Vụ Đồ Cúng. Là đơn vị được nhiều khách hàng tin dùng và đánh giá rất cao về chất lượng và giá cả vô cùng hợp lý. Với nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Nhằm thu hút khách hàng và mang lại nhiều lợi ích đến với khách hàng. Dịch Vụ Đồ Cúng chuyên cung cấp những mâm cúng từ cúng rằm, cúng mùng một, lễ nhập trạch, đầy tháng,… Với nhiều năm kinh nghiệm, nghiên cứu phong tục của địa phương, vùng miền trên mảnh đất Việt Nam. Thì đơn vị này tự tin khẳng định độ chuẩn phong tục của mình về những mâm cơm cúng. Đưa tới tay các vị khách hàng. Mọi người hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Đồ Cúng. Để có thêm thông tin chi tiết và đặt được một mâm cơm cúng ông táo. Đúng với mong muốn của mọi người. Hãy tin tưởng và đặt thử để rồi nhận ra sự chỉn chu, xuất sắc. Trong từng món lễ vật trong mâm cơm cúng dâng lên bàn thờ tổ tiên, thổ công,…
Qua bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng rằng mọi người đã có những thông tin cần thiết cho việc cúng ông táo về trời. Là dịp mà mọi người có thể mang những mong ước của bản thân. Gửi gắm vào ông táo để gửi lên ngọc hoàng. Vậy nên, mọi người cần chuẩn bị một cách tươm tất. Để mang đến những may mắn cũng như thành công, thuận lợi cho các thành viên trong gia đình của mình. Cúng bái phải luôn đi kèm với cái tâm, cái thiện lương trong con người. Thì mới mong được phù hộ độ trì, thành công trong mọi mặt của cuộc sống về lâu về dài.
Thờ cúng không phải là việc làm thừa thãi, vô bổ. Mà đó là sự thể hiện một truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam. Chúng ta – những con người sinh ra trên mảnh đất này. Đất nước này đều có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn. Và phát huy truyền thống văn hóa đó để nó ngày càng được hoàn thiện hơn. Bền vững hơn và gây dựng thành một điểm nhấn cho du khách nước ngoài. Khi đến và tham quan, nghỉ dưỡng tại Việt Nam. Để tự hào và giới thiệu về những truyền thuyết hào hùng của dân tộc Việt.