Cúng táo quân và những điều thú vị có thể bạn chưa biết
Hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch là nhà nhà, người người đều nô nước tiến hành cúng lễ táo quân. Để đưa các ngài về trời theo đúng phong tục truyền thống cha ông ta để lại từ xưa. Đây là phong tục đã có từ rất lâu đời và cho đến nay vẫn được duy trì, phát triển. Bởi các thế hệ con cháu của người Việt. Tục lệ cúng Táo Quân tuy rất phổ biến và quen thuộc nhưng có khá nhiều điều thú vị liên quan đến tục lệ này, cũng như cách chuẩn bị mâm cúng ông công ông táo mà có thể bạn chưa biết. Hãy cùng tìm hiểu ở phần nội dung ngay dưới đây.
Sự tích Táo Quân về trời luôn là điều hấp dẫn, lôi cuốn với nhiều người
Theo dân gian Trung Quốc thì Táo Quân là 3 vị thần linh đó là Thổ Địa, Thổ Công và Thổ Kỳ nổi tiếng. Nhưng ở Việt Nam chúng ta không biết mấy đến 3 vị thần này. Mà lại có sự tích nổi tiếng liên quan đến 2 ông và 1 bà. Ở Việt Nam, Táo Quân thường được gọi với cái tên thân mật là vị thần cai quản nhà bếp. Hay thần bếp núc và mọi người cũng hay gọi tắt là Táo Ông, Táo Bà.
Sự tích về Táo Ông, Táo Bà hầu như người Việt nào cũng biết bởi câu chuyện này. Không chỉ được lan truyền phổ biến bằng miệng ở nhiều vùng miền khác nhau. Mà còn được ghi chép chi tiết trong sách và được giảng dạy tại nhiều trường học. Đây cũng là một trong những nét đặc sắc trong văn hóa dân gian của người Việt. Thể hiện việc không bị văn hóa của Trung Quốc đồng hóa mặc dù nước ta đã từng bị Trung Quốc đô hộ.
Có thể bạn đã từng đọc nhiều bản khác nhau về sự tích Táo Quân. Nhưng đó chỉ là sự khác biệt trong tiểu tiết, còn về các chi tiết chính thì đều giống nhau. Và điều quan trọng nhất được mọi người nhắc đến ở đây đó chính là sự có tình. Có nghĩa của 3 con người khiến cho Ngọc Hoàng Thượng Đế thương tình. Và đã ban cho họ được làm 3 vị tiểu thần cai quản trong nhà bếp.
Tuy được xếp vào hàng tiểu thần nhưng Táo Quân là những vị thần giữ trọng trách. Ngăn cản sự xâm nhập của ma quỷ vất vưởng vào khu đất của mỗi gia đình giúp cho mọi người được sống bình yên. Bên cạnh đó, Táo Quân còn là những người ghi chép đầy đủ lại tất cả mọi chuyện mỗi người đã làm trong một năm. Để hết năm sẽ lên báo cáo Ngọc Hoàng Thượng Đế để Ngài định đoạt phúc họa, may rủi cho mỗi người. Do vậy mà trong tâm linh của người Việt 3 vị Táo Quân có vị trí vô cùng đặc biệt.
Người Việt rất coi trọng việc cúng táo quân
Từ ngàn đời nay người Việt vẫn luôn luôn coi trọng việc cúng Táo Quân về trời vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm. Vào ngày này nhà nhà, người người đều nô nức chuẩn bị sắm lễ vật. Để dâng lên trong mâm cúng đưa ông táo về trời. Những lễ vật này là biểu hiện cho tấm lòng thành của người cúng dâng lên các vị Táo Quân. Và dù có bận đến mấy thì ai ai cũng phải dành thời gian cho việc cúng táo quân.
Mâm cúng tiễn Táo Quân về trời cũng đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo, cẩn thận. Và phải làm theo đúng truyền thống của cha ông ta để lại. Theo những tài liệu từ xưa ghi chép lại thì lễ vật dâng lên mâm cúng Táo Quân. Đúng theo truyền thống sẽ phải có:
- 3 chiếc mũ dành cho 3 vị Táo Quân trong đó có 1 chiếc mũ. Dành cho Táo bà và 2 chiếc mũ dành cho Táo ông. Phải là loại mũ có cánh chuồn theo đúng kiểu ngày xưa. Hiện nay, ngoài việc cúng mũ thì mọi người còn dâng cúng 3 bộ lễ phục dành cho 3 vị Táo Quân
- Cá chép: vì cá chép là loài vật mà Táo Quân sẽ cưỡi để về trời nên trong mâm cúng tuyệt đối không thể thiếu sự hiện diện của cá chép. Thông thường mọi người đều dâng cúng cá chép thật rồi sau khi cúng xong. Sẽ đem ra thả ở các ao hồ nhưng trong vài năm trở lại đây để bảo vệ môi trường. Thì mọi người chuyển sang dùng cá chép giấy. Sau khi cúng xong sẽ mang cá chép đi hóa cùng với y phục và mũ dành cho Táo Quân.
- Bộ tiền vàng mã truyền thống cũng được dâng lên trên mâm cúng và sau đó sẽ được hóa cùng với các lễ vật khác.
- 5 loại trái cây tươi với màu sắc khác nhau sẽ được chọn lựa cẩn thận để bày lên đĩa dâng cúng Táo Quân. Bạn có thể chọn trái cây theo mùa, theo sở thích của gia chủ hoặc theo ý nghĩa tượng trưng của trái cây.
- Rượu trắng (1 chai hoặc có thể rót ra chén, thường là 3 – 5 chén).
- Đĩa đựng trầu cau (lưu ý phải chọn lá trầu và quả cau là số lẻ).
- Ngoài những đồ lễ trên thì mọi nhà còn cần phải chuẩn bị mâm cúng ông táo. Với những món ăn truyền thống cơ bản như gà luộc, xôi gấc, thịt heo luộc (hoặc quay), rau xào, canh mọc (hoặc canh miến), chả giò (nem rán)…Số lượng các món ăn có thể thay đổi tùy theo thực tế và quan niệm của mỗi gia đình.
Các lễ vật này đều phải đảm bảo đẹp về mặt hình thức, đủ về số lượng và có chất lượng tốt. Mới có thể thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ đối với 3 vị Táo Quân.
Bài văn khấn, bài cúng ông công ông táo về trời 23 tháng chạp
Những điều thú vị liên quan đến việc cúng táo quân mà có thể bạn chưa biết
Lễ cúng Táo Quân về trời tuy rất quen thuộc đối với mỗi người chúng ta nhưng có một điều không phải ai cũng biết. Đó chính là ở mỗi miền trên đất nước ta lại có nét khác biệt trong việc cúng táo quân. Và những nét khác biệt trong việc cúng táo quân thể hiện ở những điểm sau:
Cúng ông công ông táo ở miền Bắc
Thông thường mọi người đều cúng Táo Quân vào đúng ngày 23 tháng Chạp. Nhưng ở miền Bắc mọi nhà thường cúng từ ngày 20 tháng Chạp cho đến muộn nhất. Là vào buổi trưa ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Tuyệt đối không cúng Táo Quân sau buổi trưa ngày 23 tháng Chạp bởi lúc đó Táo Quân đã bay về trời sẽ không nhận được lễ vật cúng nữa.
Trong số các lễ vật dâng lên trên mâm cúng ông táo người miền Bắc thường nấu thêm chè bà cốt – loại chè truyền thống có hương vị ngọt đặc trưng. Điều này xuất phát từ việc mọi người quan niệm là dâng cúng chè bà cốt với vị ngọt hấp dẫn 3 vị Táo Quân ăn xong lên trời sẽ báo cáo được ngọt ngào hơn.
Ở miền Bắc mọi người đều cúng cá chép thật trong mâm cúng Táo Quân bởi họ có quan niệm rằng có chép sau khi cúng xong được phóng sinh ra ao hồ sẽ đem đến nhiều may mắn cho người cúng dựa theo truyền thuyết cá chép hóa rồng.
Cúng ông công ông táo ở miền Trung
Khác với miền Bắc ở miền Trung mọi nhà đều cúng Táo Quân vào đúng ngày 23 tháng Chạp. Việc cúng lễ được diễn ra rất trọng thể với nhiều lễ vật được chuẩn bị. Và người dân Huế còn có tục lệ dựng cây nêu ở phía trước sân nhà hoặc ở sân đình trong sáng ngày 23 tháng Chạp.
Mâm cúng ông táo ở miền Trung thường gồm những món ăn truyền thống đặc trưng của vùng đất đó. Hay là một số món ăn yêu thích của mỗi gia đình.
Cúng ông công ông táo ở miền Nam
Nếu như ở miền Bắc và miền Trung làm lễ cúng Táo Quân vào ban ngày. Thì ở miền Nam lại thường cúng Táo Quân vào buổi đêm. Thời gian cúng lễ Táo Quân sẽ diễn ra từ 20h cho đến 23h. Vào các ngày trước ngày 23 tháng Chạp âm lịch (nhưng thường là bắt đầu từ ngày 21 hoặc 22 tháng Chạp trở đi). Sở dĩ ở miền Nam cúng lễ Táo Quân vào buổi đêm vì họ quan niệm rằng sau khi cả gia đình đã ăn xong bữa tối. Không còn dùng đến bếp để nấu nướng nữa thì mới là thời điểm 3 vị Táo Quân lên thiên đình để báo cáo với Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Những lễ vật trong mâm cúng ông công ông táo ở miền Nam. Cũng rất khác biệt so với ở miền Bắc và miền Trung. Khi họ không dâng cúng cá chép thật mà là cá chép giấy. Và chuẩn bị thêm một đĩa kẹo vừng đen hoặc một đĩa đậu phộng. Bên cạnh đó có nhiều gia đình còn dâng cúng thêm một bộ cò bay ngựa chạy được làm bằng giấy.
Không chỉ có sự khác biệt trong việc chuẩn bị lễ vật mâm cúng ở mỗi miền. Mà việc cúng lễ Táo Quân ở nước ta cũng có rất nhiều điều thú vị như:
- Ngoài mâm cơm cúng ông táo ra thì vào ngày cúng lễ mỗi gia đình. Cần phải chuẩn bị thêm một mâm cơm khác nữa đặt tại bàn thờ gia tiên, thần linh để thể hiện sự hiếu kính của mình.
- Thời gian làm lễ cúng Táo Quân về trời khá linh hoạt nên mọi nhà có thể chủ động thu xếp. Để sau khi cúng lễ sau mọi người sẽ cùng nhau thụ lộc mâm cúng.
- Hiện nay việc cúng lễ Táo Quân cũng đã được đơn giản hơn rất nhiều. Nên bạn sẽ không phải quá lo lắng tới việc chuẩn bị mâm cúng.
Khi cúng táo quân bạn cần phải lưu ý điều gì?
Để việc chuẩn bị mâm lễ cúng Táo Quân về trời được diễn ra một cách suôn sẻ nhất thì ngoài việc dành thời gian, công sức chuẩn bị, sắm sửa các lễ vật ra. Bạn còn cần lưu ý những điều sau:
- Không đặt mâm cúng Táo Quân ở dưới bếp: nhiều người nghĩ rằng Táo Quân. Là vị thần cai quản bếp núc nên phải cúng lễ các ngài ở dưới bếp nhưng thực chất điều đó không đúng. Táo Quân cũng là vị thần linh. Nên cũng phải được cúng lễ trang trọng ở trên nhà, trước bàn thờ thần linh, gia tiên. Điều này đã được ghi chép lại trong nhiều tài liệu cổ và cũng đã được nhiều chuyên gia về văn hóa đưa ra ý kiến.
- Khi đọc bài văn khấn cúng lễ Táo Quân về trời cũng như đọc lời cầu xin của mình. Gia chủ tuyệt đối không được xin sung túc, tài lộc. Mà chỉ nên xin với các ngài sẽ báo cáo những điều mình làm tốt tới Ngọc Hoàng Thượng Đế. Mọi chuyện lớn nhỏ diễn ra trong năm của mình ở dưới hạ giới. Không thể qua mắt được các ngài nên hãy biết cầu xin đúng mực
- Thả cá chép cũng phải tuân theo quy tắc là để cá ở gần phía mép sông, mép hồ. Rồi nhẹ nhàng thả cá đi chứ không được đứng từ phía trên cao ném cá xuống. Vì như thế sẽ khiến cho cá dễ bị chết cũng như việc thả cá có cả túi nilon sẽ làm cho môi trường bị ô nhiễm
Để tìm hiểu thêm những điều thú vị có liên quan đến việc cúng Táo Quân. Cũng như đặt dịch vụ cung cấp mâm cúng trọn gói có chất lượng tốt. Hình thức đẹp, giá thành phải chăng dâng lên cúng Táo Quân bạn hãy liên hệ ngay với Dịch Vụ Đồ Cúng nhé.