Lễ cúng đưa ông Táo về trời ngày mấy 2021 và bạn cần chuẩn bị những gì?
Lễ cúng đưa ông Táo về trờinăm nay, năm 2021 sẽ rơi vào ngày dương lịch nào và bạn cần làm gì để chuẩn bị mâm cúng ông táo với các lễ vật gì để lễ cúng thịnh soạn, chỉn chu?
Lễ cúng đưa ông Táo về trời hàng năm đều được diễn ra vào ngày 23 âm tháng chạp tức là tháng 12 âm lịch. Đây là ngày cố định trong lịch âm chính vì vậy mà vào ngày dương thì chắc chắn sẽ có sự thay đổi theo từng năm riêng biệt. Có năm sẽ được diễn ra sớm hoặc là muộn hơn. Vậy năm 2021 thì ngày đưa ông Táo về trời sẽ rơi vào ngày dương nào và nên chuẩn bị những gì trong ngày lễ này?
Lễ cúng đưa ông Táo về trời là nghi thức gì? Năm 2021 dương lịch rơi vào ngày nào 
Lễ cúng đưa ông Công ông Táo về trời có lẽ đã quá quen thuộc đối với người Việt Nam. Đây là một nghi thức truyền thống lâu đời, là một ngày ấn định hàng năm mà người người nhà nhà đều luôn thực hiện. Theo quan niệm dân gian thì vị thần Táo Quân sẽ bao gồm 2 ông Táo và 1 bà Táo. Thường được mọi gia đình thờ cúng trong bếp. Hàng năm, cứ đúng vào ngày 23 tháng chạp (tháng 12 âm lịch). Thì ông Táo sẽ cưỡi cá chép để bay lên trời. Nhằm báo cáo với Ngọc Hoàng về những chuyện lớn nhỏ đã xảy ra ở trong gia đình suốt năm vừa qua. Cho đến đêm giao thừa thì ông Táo sẽ quay trở lại nhân gian để có thể tiếp tục trông coi bếp lửa của mỗi gia đình.
Đối với người phương Đông thì ngoài sử dụng lịch dương trong những chuyện thường ngày thì người ta còn sử dụng lịch âm. Hầu hết tất cả những ngày lễ lớn trong năm, mang giá trị tâm linh sâu sắc thì đều được tính theo âm lịch. Chính vì vậy mà ngày đưa ông Táo về trời hàng năm sẽ được thực hiện vào ngày 23 tháng chạp. Nhưng so với lịch dương thì sẽ có sự thay đổi nhất định. Vào năm 2021 theo lịch vạn niên thì ngày đưa ông Táo về trời (23/12/2021 âm lịch). Sẽ rơi vào thứ 3, ngày 25 tháng 1 năm 2022.
Có thể nói, lễ cúng đưa ông Táo về trời hàng năm đã trở thành một nét đẹp truyền thống. Gắn liền trong niềm tin cũng như đời sống tâm linh người Việt.
Ý nghĩa của nghi thức cúng đưa ông Táo về trời hàng năm
Bên cạnh những yếu tố vật chất hữu hình, đối với người phương Đông nói chung và người Việt nói riêng. Thì các yếu tố tâm linh luôn là một phần không thể nào thiếu. Đóng vai trò quan trọng trong niềm tin cũng như nhận thức. Tục đưa ông Táo về trời mỗi dịp tết đến đã có từ rất lâu đời. Nó xuất phát từ nhiều giai thoại, nhiều sự tích. Người ta còn có quan niệm cho rằng việc đưa ông Táo về trời là một nghi thức tổng kết năm cũ. Cầu mong may mắn, bình an và nhận được sự phù hộ của vị thần Táo Quân. Chính vì vậy mà người ta thường sẽ tổ chức khá là long trọng, đầy đủ lễ vật và rất thành tâm.
Theo quan niệm dân gian cho rằng, khi Ngọc Hoàng nghe ông Táo trình bày, bẩm báo. Thì sẽ dựa vào đó mà tiến hành ban thưởng hoặc là trách phạt. Do vậy mà vào ngày đưa ông Táo về trời người ta sẽ thường xin ông Táo nói tốt cho gia đình mình. Cầu mong một năm mới được ban phước lành, những điều may mắn đến và làm ăn thịnh vượng.
Bên cạnh những ý nghĩa trên thì việc thờ cúng Táo Quân trong nhà đã trở thành một nét đẹp truyền thống sâu sắc. Mỗi gian bếp trong ngôi nhà Việt đều có sự hiện diện của bàn thờ Táo Quân. Người ta cho rằng đây là một vị thần trông coi, giữ lửa cho gia đình êm ấm, bình an. Ngoài ra còn sẽ bảo vệ gia đình khỏi sự quấy phá và sự tai ương.
Các nghi thức sẽ được tiến hành trong ngày đưa ông Táo về trời
Trong ngày đưa ông Táo về chầu trời vào 23 tháng chạp sẽ bao gồm nhiều nghi thức khác nhau. Điển hình nhất là chuẩn bị mâm cúng ông táo với những lễ vật cơ bản cần có. Tùy thuộc vào mỗi vùng miền mà sẽ có sự thay đổi khác nhau. Từ trong phong cách chuẩn bị và các món ăn cũng vô cùng đặc trưng. Tiếp sau đó người ta thường sẽ đi thả cá chép, việc làm này vừa thể hiện được quan niệm tâm linh độc đáo. Rằng cá chép sẽ đưa ông Táo bay về trời. Bên cạnh đó nó còn là hành động phóng sanh để tạo phúc đức.
Nhìn chung thì nghi thức tiến hành trong ngày này chỉ cơ bản thế thôi. Tuy nhiên sự đa dạng và phong phú từ trong cách thức được tạo nên bởi khác biệt vùng miền. Vậy giữa 3 miền bắc trung nam, ngày đưa ông Táo về trời có những nét đặc trưng khác biệt ra sao.
Sự khác biệt giữa ba vùng miền trong việc chuẩn bị đồ cúng
Đầu tiên là ở miền bắc, vào ngày cúng ông Công ông Táo. Người ta thường sẽ làm những món ăn vô cùng truyền thống. Ví dụ như xôi, gà luộc, canh măng, chả giò hay nem rán,…Nhìn chung đều là những món ăn dân dã, thường ngày của người miền bắc. Ngoài ra, ở một số nơi, người phương bắc còn chuẩn bị xôi chè. Đặc trưng là món chè bà cốt và xôi vò thơm ngon.
Còn ở tại miền trung thì nơi đây có sự giao thoa văn hóa vô cùng độc đáo. Các tỉnh thành thuộc bắc trung bộ thường sẽ bị ảnh hưởng bởi phong tục của người miền bắc. Còn các tỉnh thuộc nam trung bộ thì được giao hòa bởi nghi thức của người miền nam. Đặc trưng điển hình ở Huế hay là Nghệ An thì người ta thường sẽ cúng cá thu hay là cá ngừ,…Cùng mâm cơm thường ngày của vùng miền này.
Cuối cùng là các tỉnh miền nam, người dân nơi này cũng có những nét tương đồng như người miền bắc. Họ sẽ chuẩn bị những mâm cơm nhỏ, bao gồm các món ăn mặn như nem, chả, một món canh hay một món xào. Một số nơi thì sẽ có thêm cá lóc nướng.
Điểm giống nhau giữa ba vùng miền trong phong cách chuẩn bị thức ăn là đều có trái cây, hoa tươi. Và một số loại bánh, loại kẹo đặc trưng, tiền vàng cũng như là các lễ vật khác mà không thể nào thiếu được.
Sự khác biệt giữa ba vùng miền trong việc chuẩn bị phương tiện
Ngoài sự khác nhau ở trong việc chuẩn bị món ăn, giữa ba vùng miền. Còn sẽ có sự khác nhau về cách chuẩn bị phương tiện để tiễn ông Táo về trời. Ở miền bắc, người ta sẽ mua cá chép về để cúng ông Táo. Dựa trên quan niệm dân gian là cá chép hóa rồng, đây sẽ là phương tiện để đưa ông Táo bay về chầu trời. Bên cạnh đó, một số tỉnh miền nam và miền trung thì cũng sẽ có phong tục này bởi sự giao thoa văn hóa.
Đặc trưng ở miền trung, một số tỉnh như Huế, Nghệ An, Hà Tĩnh,..Sẽ thay cá chép bằng việc cúng con ngựa bằng giấy, có cả yên, cương. Còn ở miền nam thì một số nơi sẽ chỉ cúng đôi hia, áo mũ giấy tiền.
Cách chuẩn bị mâm cúng cơ bản trong ngày đưa ông Táo về trời
Dù rằng giữa mỗi vùng miền thì sẽ có những nét đặc biệt khác nhau. Tuy nhiên mâm cúng đưa ông Táo về trời vẫn sẽ có những điểm tương đồng. Bạn có thể tham khảo mâm cúng cơ bản và thay đổi linh động tùy theo từng quan niệm địa phương.
- Một đĩa trái cây, có thể là mâm ngũ quả hoặc chuẩn bị đa dạng các loại trái cây sao cho thịnh soạn.
- Bình hoa tươi
- Xôi gấc, xôi đậu hoặc xôi vò
- Một mâm cơm đơn giản gồm món mặn, món canh và món xào
- Cá lóc nướng (đặc trưng có ở miền nam)
- Kẹo thèo lèo (đặc trưng ở một số nơi)
- Trà, rượu
- Trầu cau
- Giấy tiền vàng bạc và cá chép (có thể thay bằng phương tiện đặc trưng khác)
Về cơ bản thì mâm cúng ông Táo vào ngày 23 tháng chạp chỉ đơn giản và đầm ấm thế thôi. Gia chủ không nhất thiết phải làm quá rình rang, long trọng. Chỉ cần lễ vật vừa đủ, có tấm lòng thành là được rồi.
Mẫu bài văn khấn, bài cúng ông công ông táo
Những lưu ý quan trọng trong nghi thức đưa ông Táo về trời
Bên cạnh việc chuẩn bị mâm cúng ông công ông táo tươm tất thì các gia chủ cũng cần lưu ý một vài vấn đề quan trọng. Để tránh mắc phải lỗi sai hay phạm vào những điều cấm kỵ.
Lưu ý trong việc thả cá chép ngày đưa ông Táo về trời
Thả cá chép là một nét đẹp truyền thống cũng chính là một việc tích đức, phóng sanh để loài vật được sống tự do. Chính vì vậy, sau khi nghi thức cúng đã được hoàn tất. Gia chủ sẽ mang cá đến ao hồ gần nhà. Lưu ý là những nơi có môi trường sinh sống an toàn, nước sạch. Không nên thả cá ở những nơi ao tù nước đọng, cá rất có thể sẽ không sống được. Lúc thả cá cần thả một cách nhẹ nhàng, tránh việc thả cá từ trên cao xuống nước sẽ gây một áp lực lớn cho chúng. Sau khi thả xong bạn có thể quan sát cá đã bơi đi chưa. Không bị vướng mắc vào cành cây hay vật cản dưới nước.
Lưu ý trong giờ giấc tiến hành cúng đưa ông Táo về trời
Chắc hẳn rất nhiều người vẫn luôn thắc mắc, không biết nên cúng đưa ông Táo về trời vào khung giờ nào là đẹp nhất. Về nghi thức này thì cũng sẽ không quá khắt khe. Bạn có thể cúng sớm trước ngày 23 tháng chạp cũng được. Thường thì người ta sẽ bắt đầu cúng vào ngày 21 tháng chạp. Và lưu ý không được cúng muộn hơn 23 giờ ngày 23 âm. Vì như vậy sẽ làm trễ giờ lên chầu trời của Táo. Nói chung, để thuận tiện nhất, bạn hãy tranh thủ dọn dẹp nhà cửa xong xuôi trước ngày 23. Rồi đúng ngày này sẽ tiến hành cúng, như vậy là vừa đẹp nhất.
Rất mong rằng, qua bài viết trên bạn đã có thể tham khảo được nhiều thông tin hữu ích. Biết được cách cúng ông Táo chuẩn phong thủy và chuẩn tâm linh. Bên cạnh đó, nếu bạn đang có nhu cầu cần dịch vụ cung cấp mâm cúng, lễ cúng trọn gói. Thì còn chần chờ gì mà không liên hệ ngay hôm nay với Dịch Vụ Đồ Cúng. Chúng tôi sẽ giúp bạn chuẩn bị những món ăn ngon, lễ vật sạch cho những dịp lễ cúng quan trọng. Như ngày đầy tháng, thôi nôi, cúng khai trương, cúng vào nhà mới,…. Liên hệ trực tiếp để được tư vấn báo giá, đặt hàng và biết thêm thông tin cần thiết.