Categories: Tin tức

Bàn thờ gia tiên – nơi hội tụ những giá trị thiêng liêng của Tết cổ truyền

Published by

Bày biện mâm ngũ quả mang đậm văn hóa bản địa và thể hiện ước vọng của gia chủ về sự bình yên, hạnh phúc. Ảnh: Lê Phú/Báo Tin Tức

Tùy phong tục vùng miền, bàn thờ ngày Tết sẽ được bài trí tương đối khác nhau. Nhưng về cơ bản, bàn thờ sẽ được lau dọn sạch sẽ, bài trí đẹp mắt để bắt đầu một năm mới tinh khôi, may mắn.

Bàn thờ gia tiên: Góc xuân rực rỡ và thiêng liêng

Bàn thờ là nơi ngự vị của các bậc tiền nhân trong gia đình, vì thế nó thường được đặt ở vị trí trung tâm và cao nhất trong nhà. Điều này không chỉ để tránh sự va chạm mà còn tránh gió, bụi bặm và côn trùng. Việc lau dọn sạch sẽ bàn thờ là công việc trước tiên và được thực hiện một cách cẩn thận, tỉ mỉ.

Không phải đợi lúc năm hết Tết đến, nhân dịp giỗ chạp hay vào những ngày sóc vọng, mới dọn dẹp và chăm chút bàn thờ. Tuy nhiên, phải vào những ngày cận Tết, mới thấy hết được không khí rộn ràng, tất bật của việc dọn dẹp và chuẩn bị sắm sửa đồ thờ từ việc đánh sáng lại bộ lư đồng, lau chùi khung ảnh, bỏ bớt chân hương (nhang)… Tất cả đều thể hiện cho nhu cầu giao hòa, gắn kết mật thiết giữa thế giới hữu tình và thế giới tâm linh thiêng liêng.

Với công việc này thì người dân sống ở nông thôn thực hiện sớm hơn ở thành thị. Trước rằm tháng chạp (15 tháng 12 âm), nhà nhà đã bắt đầu quét dọn gian thờ, đánh bóng các đồ thờ tự… và bày biện để chuẩn bị rước ông Táo (thần bếp) lên chầu trời.

Đối với người thành thị, ngày 23 tháng Chạp, sau lễ cúng “ông Công, ông Táo” thì công việc dọn dẹp, trang hoàng bàn thờ mới được thực hiện. Vì quan niệm rằng đây là thời điểm “thần linh đi vắng”, nên gia chủ tranh thủ sửa sang nơi thờ tự đón Tết, để làm sao cho đến đêm 30 tết, khi các vị thần linh trở về thì mọi việc đã hoàn tất đẹp đẽ.

Chu đáo bày biện, chọn lựa kỹ vật phẩm dâng cúng 

Mâm ngũ quả. Ảnh: Lê Phú/Báo Tin Tức

Trong cách bày biện bàn thờ, người ta thường bố trí vị trí cao nhất, chính giữa phía trong cùng là nơi để Bài vị – là tấm bia gỗ ghi tên, thụy hiệu của người được thờ cúng, nếu cầu kỳ thì bài vị này có thể được đặt trong một ngai thờ, hoặc một khám thờ.

Do hầu hết các gia đình đều chỉ có một nơi thờ tự, do đó sẽ “phối thờ” cả gia tiên nhiều đời và cả thần linh, cho nên thường thì vị trí này là Bài vị chung cho tất cả. Hai bên Bài vị chung, thì bố trí hoặc bài vị, hoặc ảnh thờ của những người đã khuất như ông bà, cha mẹ… tùy theo ngôi thứ mà đặt cho đúng trái, phải, trước, sau.

Trước các bài vị bố trí lư hương, tùy theo kích cỡ bàn thờ, mà chọn cho vừa. Thông thường, để cho đẹp, thì lư hương ở chính giữa có kích thước lớn nhất. Trên bàn thờ nhất thiết phải có 2 ngọn đèn, hoặc đèn dầu, hoặc nến, để đốt lên mỗi khi hành lễ. Trên bàn thờ, phía phải và phía trái sẽ bố trí thêm bình hương, lọ hoa, mâm bồng, đế đèn.

Ngoài ra, tùy vào điều kiện của từng gia đình mà có thể có thêm các đồ thờ tự quý khác, như Đỉnh đồng, Chân đèn, Song hạc… Tất cả đều được bố trí trong khoảng không gian phía trước lư hương, thấp hơn và phải sắp xếp sao cho cân đối theo nguyên tắc Âm – Dương “tả dương, hữu âm” “tả nam, hữu nữ”…

Hương dùng để thắp trên bàn thờ ngày Tết, hoặc dùng hương vòng, hoặc hương nén. Có nơi người ta dùng cây “hương sào” lớn, mục đích là để cháy được lâu, đảm bảo duy trì liên tục trong các ngày Tết.
Hoa trên bàn thờ có hoa cắm bình và hoa để trên đĩa, đối với bàn thờ ngày Tết, người ta thường duy trì cả hai loại này. Ngoài ra, để mang đậm không khí xuân cổ truyền, thường có một cành đào, hoặc một cành mai trong lọ sứ lớn. Các loại hoa được chọn để lên bàn thờ, thường là các loại hoa có mùi hương thơm, như hoa huệ, hoa ly, hoa cúc… tránh những loại hoa có gai sắc nhiều sát khí, hoặc những loại hoa có mùi quá gắt.

Mâm ngũ quả – đây là phần không thể thiếu trên bàn thờ ngày Tết, với ý nghĩa tượng trưng cho số 5, đại diện cho “ngũ hành” kim – mộc – thủy – hỏa – thổ, đại diện cho “ngũ thường”: Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín”… Người ta sẽ chọn 5 loại trái cây có bố cục và màu sắc hợp lý để bày biện cho đẹp mắt.
Đặc biệt, chuối và bưởi là hai loại quả không thể thiếu vì nó tượng trưng cho vuông – tròn, âm – dương. Tránh những loại quả có gai, hoặc có mùi thơm quá đậm như mít, sầu riêng…

Thường thì khoảng sáng 30 Tết, việc bày biện bàn thờ Tết sẽ được hoàn tất để việc thắp sáng bàn thờ ngày Tết cũng được bắt đầu ngay từ ngày 30. Tùy theo điều kiện kinh tế hay văn hóa từng miền mà trên bàn thờ có thêm cặp dưa hấu xanh, cặp bánh chưng hay bánh tét…

Theo phong tục cổ truyền của người Việt thì bánh chưng, bánh dày là hai thứ tượng trưng cho Trời – Đất, nó cũng là thứ bánh làm bằng lương thực, tượng trưng cho sự no ấm, thịnh vượng, là lễ vật không thể thiếu. Khi bày lễ, chú ý rằng bánh chưng phải để theo cặp (2 chiếc) cho trọn vẹn quan hệ phu-phụ thuận hòa.

Ngoài các lễ vật trên, còn có thêm đĩa trầu cau, chén nước, và các loại bánh trái, vật thực khác.
Còn thời điểm nào thiêng liêng hơn đêm giao thừa, khi cả nhà thành kính đứng trước bàn thờ tổ tiên thắp những nén hương trầm ngào ngạt. Tình người nồng ấm, tình đời rộng mở.

This post was last modified on Tháng Ba 28, 2024 6:39 chiều

Trần Hoàng Oanh

Hoàng Oanh, một tên tuổi nổi bật trong lĩnh vực nghiên cứu và chia sẻ về đồ cúng và các tục lệ cúng tại Việt Nam, đã tạo nên một trang web độc đáo và phong cách riêng biệt để chia sẻ kiến thức sâu sắc về các traditio trong văn hóa dân dụ Việt Nam. Trang web của Hoàng Oanh không chỉ là nơi cung cấp thông tin mà còn là không gian tương tác, thảo luận, và hỗ trợ cho những người quan tâm đến lĩnh vực này.

Published by

Bài đăng mới nhất

Văn khấn mùng 1 tháng 4 âm lịch Giáp Thìn 2024: Cùng nhìn lại truyền thống thể hiện lòng thành của người Việt

Theo quan niệm lâu đời của người Việt Nam, ngày mùng 1 gọi là ngày…

3 giờ ago

Mâm cúng mùng 2 Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đầy đủ nhất

Tết Nguyên đán là một dịp quan trọng trong năm của người Việt Nam. Mâm…

1 ngày ago

Nhóm đạo chích trộm đồ thờ cúng bằng đồng: Bí mật được vén màn

Trích ảnh: Đại tá Lê Phi Hùng (giữa) trao thưởng nóng Công an huyện Triệu…

2 ngày ago

Mâm cúng Rằm tháng 7: Các món, cách bày biện và thời gian cúng

Mâm cúng Rằm tháng 7 theo phong tục người Việt bao gồm nghi lễ cúng…

4 ngày ago

‘5 món ăn thích mấy cũng không bày lên mâm cúng Giao thừa’, con cháu nhớ kỹ

Mực Dân gian có câu "đen như mực" vì lý do này mực đứng đầu…

5 ngày ago

Tết Hàn thực cúng gì? Mâm cúng Tết Hàn thực 2024 đầy đủ nhất

Tết Hàn thực là dịp để con cháu bày tỏ lòng thành kính đối với…

5 ngày ago