Categories: Tin tức

Hồ sơ thờ cúng liệt sỹ gồm có những gì?

Published by

Xin chào luật sư. Ông nội tôi là liệt sỹ hy sinh trong kháng chiến năm 1975. Hiện nay ba mẹ tôi đã mất nên tôi chịu trách nhiệm thờ cúng đối với ông nội. Vậy xin hỏi những chế độ mà thân nhân liệt sỹ được hưởng là gì? Chế độ trợ cấp cho người thờ cúng như thế nào? Những ai được hưởng chế độ thờ cúng này? Hồ sơ, thủ tục hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sỹ ra sao? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Liệt sĩ là những người anh hùng có công lao vô cùng to lớn với đất nước. Không chỉ có cách chinh sách để tưởng nhớ với những người anh hùng này, Nhà nước còn quy định những hỗ trợ đối với thân nhân, người thờ cúng liệt sĩ. Trong đó một trong các chế độ ưu đãi theo quy định là trợ cấp thờ cúng liệt sỹ. Vậy việc trợ cấp này như thế nào? Đối tượng hưởng trợ cấp? Hồ sơ, thủ tục hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sỹ ra sao? Để làm rõ vấn đề này và giải đáp câu hỏi của bạn đọc ở trên, Luật sư X xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Hồ sơ hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sỹ“. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Quy định về chế độ ưu đãi với thân nhân liệt sỹ

Liệt sỹ là những người hi sinh vì đất nước nên công lao của họ rất to lớn. Do đó nhà nước giành rất nhiều chính sách để hỗ trợ đối với thân nhân của những người liệt sĩ này do sự mất mát về người thân cũng như là sự cống hiến của liệt sỹ. Trợ cấp thờ cúng liệt sỹ là một trong các chế độ ưu đãi đối với thân nhân của liệt sỹ, đây là khoản tiền hỗ trợ cho thân nhân, người hiện đang thực hiện thờ cúng với người liệt sỹ đó.

Về các chế độ ưu đãi với thân nhân liệt sỹ, cần chú ý những điểm sau:

Thân nhân liệt sĩ là ai?

Theo Khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh 02/2020 về ưu đãi người có công với cách mạng quy định:

” Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ.”

Theo đó thân nhân của liệt sỹ bao gồm: gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi) của liệt sỹ và người có công nuôi liệt sĩ.

Trong đó, người có công nuôi liệt sĩ là người đã nuôi dưỡng khi liệt sĩ chưa đủ 18 tuổi và thời gian nuôi dưỡng từ 10 năm trở lên.

Những thân nhân này sẽ được hưởng các chế độ ưu đãi với thân nhân liệt sỹ theo quy định.

Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của liệt sỹ

Theo Điều 16 Pháp lệnh 02/2020 về ưu đãi người có công với cách mạng quy định về chế độ ưu đãi đối với thân nhân của liệt sĩ như sau:

“1. Cấp “Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ” theo quy định của Chính phủ.

2. Trợ cấp tuất một lần khi truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”; trường hợp không còn thân nhân thì người thừa kế của liệt sĩ giữ Bằng “Tổ quốc ghi công” được hưởng trợ cấp tuất một lần.

3. Trợ cấp tuất hằng tháng đối với những người sau đây:

a) Cha đẻ, mẹ đẻ, con liệt sĩ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng, người có công nuôi liệt sĩ; trường hợp có nhiều liệt sĩ thì theo các mức thân nhân của hai liệt sĩ, thân nhân của ba liệt sĩ trở lên;

b) Vợ hoặc chồng liệt sĩ.

4. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, vợ hoặc chồng liệt sĩ quy định tại khoản 3 Điều này sống cô đơn, con liệt sĩ quy định tại khoản 3 Điều này mồ côi cả cha mẹ thì được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.

5. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, vợ hoặc chồng, con liệt sĩ bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.

Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ chỉ có một con duy nhất là liệt sĩ hoặc có hai con liệt sĩ trở lên thì được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm.

6. Bảo hiểm y tế đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, vợ hoặc chồng, con liệt sĩ.

7. Chế độ ưu đãi quy định tại các điểm d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này.

8. Chế độ ưu đãi quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này đối với thân nhân của liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.

9. Hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ, di chuyển hài cốt liệt sĩ.

10. Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác mà nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống hoặc vì hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống thì hưởng chế độ ưu đãi như sau:

a) Trợ cấp tuất hằng tháng;

b) Bảo hiểm y tế.

11. Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng hiện hưởng khi đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này đáng hưởng trợ cấp hằng tháng chết, trừ trường hợp đối tượng quy định tại khoản 10 Điều này chết.

12. Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết, trừ trường hợp đối tượng quy định tại khoản 10 Điều này chết.”

Tuỳ vào đối tượng thân nhân của liệt sỹ theo quy định trên sẽ được hưởng các ưu đãi khác nhau.

Trợ cấp thờ cúng liệt sỹ

Hồ sơ hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sỹ

Đối tượng hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sỹ

Theo quy định tại Điều 16 Pháp lệnh ưu đãi người có công thì thân nhân của liệt sỹ sẽ được hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sỹ.

Trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân hưởng trợ cấp tuất hằng tháng (cha đẻ, mẹ đẻ, con liệt sĩ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng, người có công nuôi liệt sĩ; vợ hoặc chồng liệt sĩ) thì người được giao, ủy quyền thờ cúng liệt sĩ được hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ. (Khoản 4 Điều 15 Pháp lệnh ưu đãi người có công)

Người được uỷ quyền thờ cúng liệt sỹ được xác định theo Khoản 6 Điều 28 Nghị định 131/2021/NĐ-CP như sau:

– Trường hợp liệt sĩ còn thân nhân thì người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ là người được các thân nhân liệt sĩ ủy quyền bằng văn bản đảm nhiệm việc thờ cúng liệt sĩ và nhận trợ cấp theo quy định của Pháp lệnh.

– Trường hợp thân nhân liệt sĩ chỉ còn con, nếu liệt sĩ có nhiều con thì người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ là người được những người con còn lại ủy quyền; nếu liệt sĩ chỉ có một con hoặc chỉ còn một con còn sống thì không phải làm văn bản ủy quyền.

Trường hợp con liệt sĩ giao người khác thực hiện thờ cúng liệt sĩ thì người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ là người được con liệt sĩ thống nhất ủy quyền.

– Trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân hoặc chỉ còn một thân nhân duy nhất nhưng người đó bị hạn chế năng lực hành vi, mất năng lực hành vi, cư trú ở nước ngoài hoặc không xác định được nơi cư trú thì người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ là người được những người thuộc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự ủy quyền. Trường hợp những người này không còn thì được những người thuộc quy định tại điểm c khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự ủy quyền.

– Trường hợp không xác định được người ủy quyền thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp thờ cúng liệt sĩ đối với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi liệt sĩ cư trú trước khi tham gia hoạt động cách mạng. Nếu không xác định được xã nơi liệt sĩ cư trú trước khi tham gia hoạt động cách mạng thì giao cơ quan, đơn vị cấp giấy chứng nhận hy sinh để thực hiện nghi thức dâng hương liệt sĩ theo phong tục địa phương.

Thủ tục hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sỹ

Thủ tục hưởng trợ cấp thờ cũng liệt sỹ được quy định tại Điều 28 Nghị định 131/2021/NĐ-CP. Theo đó:

Hồ sơ hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sỹ

Người thờ cúng liệt sĩ chuẩn bị hồ sơ để hưởng chế độ trợ cấp thờ cũng liệt sỹ. Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sỹ (mẫu LS7) (UBND cấp xã xác nhận).
  • Biên bản ủy quyền (mẫu UQ) (UBND cấp xã xác nhận).
  • Bảo sao Bằng Tổ quốc ghi công (công chứng).

– Hồ sơ lập thành 01 (một).

Trình tự thực hiện

– Người thờ cúng liệt sĩ làm đơn đề nghị kèm các giấy tờ quy định nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND xã, phường nơi cư trú. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; nếu hợp lệ thì cập nhập thông tin vào phần mền “Một cửa” in giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ (in phiếu hẹn ngày trả kết quả); nếu hồ sơ không hợp lệ thì viết phiếu hướng dẫn (chỉ thực hiện 1 lần) để người nộp hồ sơ bổ sung theo quy định.

Trong thời hạn không quá 01 (một) ngày làm việc, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập hợp hồ sơ và lập danh sách trình lãnh đạo UBND xã, phường để giải quyết.

– Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 04 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm xác nhận vào đơn và có văn bản đề nghị giải quyết chế độ chuyển đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thị xã.

– Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thị xã kiểm tra hồ sơ do UBND xã, phường chuyển đến (kể cả thông tin trên phần mền một cửa liên thông) hoặc cá nhân nộp; nếu hồ sơ hợp lệ thì viết giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ (phiếu hẹn ngày trả kết quả); nếu hồ sơ không hợp lệ thì viết phiếu hướng dẫn (chỉ thực hiện 1 lần) để người nộp hồ sơ bổ sung theo quy định.

Trong thời hạn không quá 01 (một) ngày làm việc, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả lập phiếu theo dõi và chuyển hồ sơ đến Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội để giải quyết.

– Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 09 ngày làm việc có trách nhiệm kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ, tổng hợp, lập danh sách đối với những hồ sơ đảm bảo quy định và có văn bản đề nghị giải quyết trợ cấp gửi Sở Lao động – thương binh và Xã hội. Những hồ sơ không hợp lệ thì phải trả lời bằng văn bản hoặc phiếu hướng dẫn nêu rõ lý do hồ sơ không hợp lệ, đồng thời danh sách hồ sơ đảm bảo quy định gửi sở giải quyết phải chuyển về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thị xã để biết và thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ.

Thời gian giải quyết

Thời gian giải quyết hồ sơ không quá 15 ngày làm việc.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Hồ sơ hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sỹ”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách đang cần thuê thám tử điều tra, theo dõi, thu thập thông tin an toàn, chuyên nghiệp và muốn tìm kiếm một dịch vụ thám tử tận tâm, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận và giải đáp.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện công nhận liệt sĩ?

Điều 14 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 quy định điều kiện công nhận liệt sĩ như sau:
Người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của Nhân dân thì được cơ quan có thẩm quyền xem xét công nhận là liệt sĩ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;
b) Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong địa bàn địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự, địa bàn tiếp giáp vùng địch chiếm đóng;
c) Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch;
d) Hoạt động hoặc tham gia hoạt động cách mạng, kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hy sinh;
đ) Làm nghĩa vụ quốc tế;
e) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh;
g) Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm;
h) Do ốm đau, tai nạn không thể cứu chữa kịp thời khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn theo danh mục do Chính phủ quy định;
i) Trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm;
k) Đặc biệt dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân hoặc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội, là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội;
l) Do vết thương tái phát là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 23 của Pháp lệnh này có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên, có bệnh án điều trị yết thương tái phát của bệnh viện tuyến huyện trở lên và biên bản kiểm thảo tử vong;
m) Mất tích trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, i và k khoản này và được cơ quan có thẩm quyền kết luận không phản bội; đầu hàng, chiêu hồi, đào ngũ.

Khoản hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 9 Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định:
Hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn cho thân nhân liệt sĩ (tối đa 03 người ) hoặc người thờ cúng liệt sĩ mỗi năm một lần khi đi thăm viếng một liệt sĩ.
Mức hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn tính theo khoảng cách từ nơi cư trú đến nơi có mộ liệt sĩ: 3.000 đồng/01 km/01 người.

Di chuyển hài cốt liệt sĩ có được hỗ trợ?

Điều 10 Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định về hỗ trợ di chuyển hài cốt liệt sĩ như sau:
Thân nhân liệt sĩ, người được thân nhân liệt sĩ ủy quyền, người thờ cúng liệt sĩ được hỗ trợ kinh phí một lần khi di chuyển hài cốt liệt sĩ:
a) Mức hỗ trợ tiền cất bốc hài cốt liệt sĩ 4.000.000 đồng/01 hài cốt liệt sĩ;
b) Mức hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn (tối đa 03 người) tính theo khoảng cách từ nơi cư trú đến nơi có mộ liệt sĩ: 3.000 đồng/01 km/01 người.
Thân nhân liệt sĩ hoặc người thờ cúng liệt sĩ không có nguyện vọng an táng hài cốt liệt sĩ trong nghĩa trang liệt sĩ thì được hỗ trợ một lần kinh phí xây mộ liệt sĩ. Mức hỗ trợ 10 triệu đồng/01 mộ.

This post was last modified on Tháng Ba 26, 2024 12:09 chiều

Trần Hoàng Oanh

Hoàng Oanh, một tên tuổi nổi bật trong lĩnh vực nghiên cứu và chia sẻ về đồ cúng và các tục lệ cúng tại Việt Nam, đã tạo nên một trang web độc đáo và phong cách riêng biệt để chia sẻ kiến thức sâu sắc về các traditio trong văn hóa dân dụ Việt Nam. Trang web của Hoàng Oanh không chỉ là nơi cung cấp thông tin mà còn là không gian tương tác, thảo luận, và hỗ trợ cho những người quan tâm đến lĩnh vực này.

Published by

Bài đăng mới nhất

Mâm cỗ hóa vàng tết Giáp Thìn 2024 chi tiết nhất

Nhiều gia đình cúng hóa vàng vào mùng 3 Tết. Tuy nhiên, theo nghệ nhân…

7 giờ ago

Gợi ý 10 mâm cúng tết Hàn thực đẹp như tranh và một thứ nhất định không thể thiếu khi dâng lễ

Tết Hàn thực là gì? Tết Hàn thực, còn được gọi là tết bánh trôi…

14 giờ ago

Tết Nguyên đán: Cúng bao nhiêu lần?

Tết Nguyên đán đang đến gần và bạn đã chuẩn bị cho các nghi lễ…

15 giờ ago

Bài cúng tết Hàn thực 2024: Sự trọng thể của lễ Phật và tri ân tổ tiên

Trong văn hóa dân gian Việt Nam, có một ngày đặc biệt trong năm mà…

23 giờ ago

Văn khấn mùng 1 tháng 4 âm lịch Giáp Thìn 2024: Cùng nhìn lại truyền thống thể hiện lòng thành của người Việt

Theo quan niệm lâu đời của người Việt Nam, ngày mùng 1 gọi là ngày…

1 ngày ago

Mâm cúng mùng 2 Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đầy đủ nhất

Tết Nguyên đán là một dịp quan trọng trong năm của người Việt Nam. Mâm…

3 ngày ago