Categories: Mâm cúng

Văn khấn, mâm cúng lễ Vu Lan tháng 7 mang lại phước báu cho gia chủ

Published by

Vu Lan như là một mùa báo ân, báo hiếu. Vì thế, mâm cơm cúng cùng bài văn khấn trong ngày lễ này vô cùng ý nghĩa và quan trọng.

Mâm cúng lễ Vu Lan

Dịp này, các gia đình thường chuẩn bị 3 mâm, 1 mâm cúng Phật, 1 mâm cúng gia tiên, 1 mâm cúng cô hồn, vong hồn vất vưởng, không có người thân. Theo Phật pháp, luật nhân quả luôn được đặt hàng đầu, hạn chế sát sinh cũng là con đường mà Phật dạy, vì thế, mâm cúng là mâm chay sẽ là sự lựa chọn tốt nhất.

Mâm cỗ chay thờ Phật gồm:

Mâm cỗ thường là cỗ chay hoặc hoa quả có thể lựa chọn những loại sau: Xôi trắng, xôi gấc, xôi đỗ xanh, xôi vò hạt sen; giò, chả chay, nem chay, nem hoa quả, nem rau nấm, nộm rau củ, gỏi chuối ngó sen; canh nấm, canh rau củ, canh bóng nấu chay, cải thìa sốt nấm hương,…

Bàn thờ cúng Phật thường được đặt nơi cao nhất trên bàn thờ. Bạn có thể chọn hoa sen, hoa huệ, mẫu đơn, hoa cúc.

Mâm cỗ mặn cúng gia tiên

Nếu Phật là mâm cỗ chay, mâm cúng gia tiên thường sẽ là cỗ mặn và thường kèm theo hoa quả, do đó, có thể nói là “trên chay dưới mặn”, tức nghĩa là hoa quả ở trên dưới là cỗ mặn. Món ăn không bắt buộc theo quy tắc nào cả, tùy điều kiện gia đình hoặc là các món ngày xưa ông bà tổ tiên thích.

Mâm cúng cô hồn

Riêng với mâm cúng chúng sinh, thường được cúng vào chiều tối ngày 14/7 hoặc ngày 15/7, vì đây là khoảng thời gian vong linh trên đường trở về địa ngục, bao gồm: Muối, gạo (rắc 4 phương 8 hướng sau khi cúng xong); cháo trắng (cháo thánh) gồm 12 bát nhỏ; hoa quả (5 loại quả khác nhau); quần áo nhiều màu sắc; các loại bỏng ngô, bánh kẹo, tiền vàng, nước; 3 nén hương và 2 ngọn nến nhỏ.

Văn cúng Lễ Vu Lan

Văn khấn thần linh

Mâm cúng khác nhau, do đó văn khấn cũng sẽ khác nhau. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về bài khấn của ngày Vu Lan ngay sau đây nhé:

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

Con kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Hôm nay là ngày rằm tháng Bảy…….

Tín chủ chúng con là…..

Ngụ tại…….

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mới ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám.

Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội. Chúng con đội ơn Tam Bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng che chở, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền báo.

Do vậy kính dâng lễ bạc, giãi tỏ lòng thành, nguyện mong nạp thụ. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình luôn mạnh khỏe, già trẻ bình an, một lòng hướng về chính đạo, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám!

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Văn khấn tổ tiên Rằm tháng Bảy

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Văn khấn cúng gia tiên

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

Con kính lạy tổ tiên nội ngoại và chư vị Hương linh.

Tín chủ chúng con là….

Ngụ tại….

Hôm nay là ngày Rằm tháng Bảy năm…. Nhân gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung Nguyên, chúng con nhớ đến tổ tiên ông bà cha mẹ đã sinh thành ra chúng con gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức.

Chúng con cảm nghĩ ơn đức cù lao khôn báo, cảm công trời biển khó đền nên tín chủ con sửa sang lễ vật, hương hoa, trà quả, kim ngân vàng bạc, thắp nén tâm hương, thành kính lên các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao tằng Tổ Tỷ, Bá Thúc Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội và tất cả các hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ….

Cúi xin các vị thương xót cháu con, linh thiêng hiện về, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh bình an, lộc tài vượng tiến, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long, hướng về chính giáo.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật ( 3 lần)

Lễ Vu lan là buổi lễ để cầu siêu, báo hiếu cho ông bà, cha mẹ, nên được làm vào buổi sáng. Nếu gia đình theo Phật giáo, bạn hãy làm lễ ở chùa trước, sau đó về nhà làm lễ thắp hương tưởng nhớ tới gia tiên, cửu huyền thất tổ.

*Thông tin mang tính tham khảo, chiêm nghiệm

Lễ Vu Lan: Có 4 điều kiêng kỵ phải tránh nếu không muốn rước họa vào thân

This post was last modified on Tháng Một 4, 2024 1:45 chiều

Trần Hoàng Oanh

Hoàng Oanh, một tên tuổi nổi bật trong lĩnh vực nghiên cứu và chia sẻ về đồ cúng và các tục lệ cúng tại Việt Nam, đã tạo nên một trang web độc đáo và phong cách riêng biệt để chia sẻ kiến thức sâu sắc về các traditio trong văn hóa dân dụ Việt Nam. Trang web của Hoàng Oanh không chỉ là nơi cung cấp thông tin mà còn là không gian tương tác, thảo luận, và hỗ trợ cho những người quan tâm đến lĩnh vực này.

Published by

Bài đăng mới nhất

Bài cúng tết Hàn thực 2024: Sự trọng thể của lễ Phật và tri ân tổ tiên

Trong văn hóa dân gian Việt Nam, có một ngày đặc biệt trong năm mà…

4 giờ ago

Văn khấn mùng 1 tháng 4 âm lịch Giáp Thìn 2024: Cùng nhìn lại truyền thống thể hiện lòng thành của người Việt

Theo quan niệm lâu đời của người Việt Nam, ngày mùng 1 gọi là ngày…

12 giờ ago

Mâm cúng mùng 2 Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đầy đủ nhất

Tết Nguyên đán là một dịp quan trọng trong năm của người Việt Nam. Mâm…

2 ngày ago

Nhóm đạo chích trộm đồ thờ cúng bằng đồng: Bí mật được vén màn

Trích ảnh: Đại tá Lê Phi Hùng (giữa) trao thưởng nóng Công an huyện Triệu…

2 ngày ago

Mâm cúng Rằm tháng 7: Các món, cách bày biện và thời gian cúng

Mâm cúng Rằm tháng 7 theo phong tục người Việt bao gồm nghi lễ cúng…

4 ngày ago

‘5 món ăn thích mấy cũng không bày lên mâm cúng Giao thừa’, con cháu nhớ kỹ

Mực Dân gian có câu "đen như mực" vì lý do này mực đứng đầu…

5 ngày ago